Bài 5:Đồng Thápgiữ vị trí số 5

Với tổng điểm PCI năm 2023 đạt 69,66 điểm, không chỉ đưa Đồng Tháp đứng thứ 5 cả nước, mà còn trở thành địa phương duy nhất có 16 năm liên tiếp trong TOP 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước…

Đặc biệt, năm qua, Đồng Tháp có 6/10 chỉ số thành phần tăng điểm, gồm: Gia nhập thị trường (tăng 0,32); tính minh bạch (tăng 0,17); chi phí thời gian (tăng 0,28); cạnh tranh bình đẳng (tăng 0,39); chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (tăng 0,71); thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (tăng 0,35).

Triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp

Hằng năm, sau khi chỉ số PCI của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được công bố, tỉnh Đồng Tháp thường có những sự phân tích, đánh giá từng chỉ số thành phần của PCI và xây dựng kế hoạch để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh sao cho hợp lý hơn.

Riêng về Chỉ số PGI, thì đây là năm thứ 2, VCCI công bố. Trước đó, năm 2022 - năm đầu tiên công bố Chỉ số PGI, tỉnh Đồng Tháp đứng thứ 42/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Từ kết quả đó, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã ngồi lại phân tích, trả lời câu hỏi xem “vì sao Đồng Tháp có những chỉ số thành phần trong PGI thấp quá?”, từ đó tìm cách tháo gỡ.

Chỉ sau 1 năm (2023) , Chỉ số PGI của tỉnh Đồng Tháp đã tăng lên vị trí thứ 18/63 tỉnh thành phố, tăng 24 bậc so 2022.

Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn và thách thức, bên cạnh thực hiện các chủ trương, chính sách từ Trung ương, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, tận dụng tối đa các cơ hội và lợi thế phát triển.

Thành phố Cao Lãnh

Địa phương có sự ứng phó linh hoạt để hóa giải các khó khăn; sự tin tưởng và chung sức của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, đã tác động tích cực đến sự phục hồi và phát triển  - xã hội của tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 5,66%; quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng và đạt trên 109.408 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, đạt 22.722 tỷ đồng, trong đó, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển ngoài khu vực nhà nước chiếm 70,08% tổng vốn.

Lãnh đạo tỉnh cho biết, luôn ý thức việc tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, gia nhập thị trường… Đó là những vấn đề khó của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay. Do đó, lãnh đạo tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận đất đai, giảm chi phí không chính thức, chi phí đi lại.

Liên quan những vấn đề trên, tỉnh Đồng Tháp đã giao một cơ quan đầu mối đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, giảm chi phí đi lại, giảm phiền hà cho các nhà đầu tư.

Thành phố Cao Lãnh nhìn từ trên cao

Tỉnh Đồng Tháp đã nỗ lực khắc phục 4 chỉ số thành phần của PGI, tạo điều kiện cho năm 2023 bứt phá so 2022. Trong 4 chỉ số thành phần, tỉnh Đồng Tháp có điểm số đứng đầu cả nước về “giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai” (chỉ số thành phần 1), đứng thứ 25 về “thúc đẩy thực hành xanh” (chỉ số thành phần 3); đứng thứ 27 về “chính sách khuyến khích và hỗ trợ” (chỉ số thành phần 4). Như vậy, ngoài chỉ số “giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thiên tai”, các chỉ số khác, Đồng Tháp vẫn cần phải cải thiên nhiều hơn.

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa nêu:

“Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hiệu quả - là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Đồng Tháp. Vì vậy, các cấp chính quyền của tỉnh phải luôn xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên.

Thể hiện sự quyết tâm, vừa qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đưa chỉ tiêu về cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vào Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh”.

Một góc thành phố Sa Đéc (Ảnh: Báo Đồng Tháp)

Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Trong đó, địa phương tập trung thực hiện:

Tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện dự án đầu tư; kiến nghị tháo gỡ, loại bỏ những rào cản trong đầu tư kinh doanh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính;

Rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính so quy định chung - theo pháp luật chuyên ngành, liên quan đến các lĩnh vực trọng yếu của doanh nghiệp như đất đai, xây dựng, thuế, tiếp cận vốn...

Lãnh đạo UBND tỉnh cho biết, dựa vào những kết quả đạt được, sẽ nghiên cứu, phân tích thấu đáo những khuyến nghị được các chuyên gia đưa ra, từ đó có sự điều chỉnh, cũng như có quyết sách phù hợp, nhằm giảm tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, đối với hoạt động và tính bền vững của doanh nghiệp.

Lãnh đạo tỉnh thống nhất cao và kiên định quan điểm “không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế”, “kinh tế tuần hoàn - tăng trưởng xanh” -  là một phần của slogan năm 2024 tỉnh đang theo đuổi.

Mục tiêu phấn đấu Đồng Tháp là tỉnh có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đô thị hiện đại, nông thôn giàu bản sắc, du lịch thân thiện và hấp dẫn

Đồng hành cùng  phát triển

Kết quả PCI 2023 - là niềm vui chung của chính quyền, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, bởi là một năm, cùng đồng hành vượt khó, do tác động dai dẳng, kéo dài của đại dịch Covid-19, sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột quân sự, lạm phát thế giới ở mức cao, nhiều nước thắt chặt chính sách tiền tệ...

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa cho rằng, Đồng Tháp đứng vị trí thứ 5 cả nước và duy trì kết quả này trong 16 năm liên tục, khẳng định sự nhất quán, xuyên suốt của chính quyền tỉnh trong thực hiện chủ trương “Đồng hành cùng ”.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn cộng đồng doanh nghiệp, các nhà  đã có đánh giá khách quan, công tâm và tinh thần trách nhiệm cao đối với môi trường kinh doanh tại Đồng Tháp.

Có thể nói, qua đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp trong 16 năm qua, tỉnh Đồng Tháp luôn trong TOP 5 PCI, đây là thành tích phấn khởi, nhưng địa phương vẫn luôn phải phấn đấu.

Chủ tịch UBND tỉnh nhìn nhận:

Trên thực tế, đã có năm Đồng Tháp đứng ở vị trí thứ 1, 2, 3 trong Bảng xếp hạng PCI, nhưng đây là sự cạnh tranh của các tỉnh, thành phố trên cả nước về hỗ trợ doanh nghiệp.

Vì vậy, chúng tôi luôn nghĩ cần phải nỗ lực hơn nữa, làm sao để làm tốt hơn, để không chỉ hỗ trợ được doanh nghiệp gia nhập thị trường, doanh nghiệp đang hoạt động, mà còn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp an tâm - hoạt động lâu dài tại địa phương”.

Tỉnh Đồng Tháp đã thành lập Tổ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, theo đó khi doanh nghiệp có vấn đề cần trao đổi, sẽ được tháo gỡ kịp thời. 

Khu công nghiệp Ba Sao, tỉnh Đồng Tháp

 còn xây dựng mô hình “Cà phê doanh nghiệp” - mô hình điển hình của Đồng Tháp và các tỉnh khuyến khích học tập. Với chương trình này, doanh nghiệp có thể đến trao đổi với lãnh đạo tỉnh về những vấn đề khó khăn trước mắt; lãnh đạo tỉnh có thể trao đổi lại để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, lắng nghe những ý kiến góp ý của doanh nghiệp dành cho lãnh đạo tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp không ngại dành thời gian để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Với tinh thần đó, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao sự hỗ trợ từ phía lãnh đạo tỉnh, cũng như chính quyền địa phương, từ cấp tỉnh đến cấp huyện, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cùng với đó, nhằm tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Nghị quyết 02 về phát triển doanh nghiệp và khởi nghiệp. Tại nội dung Nghị quyết, địa phương đã dành sự quan tâm, tạo điều kiện kinh doanh cho người dân, cộng đồng doanh nghiệp phát triển, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển lâu dài tại địa phương, chứ không phải thành lập xong lại tạm ngưng hoạt động.

Trong quá trình hướng dẫn , làm sao đảm bảo chỉ số môi trường, tăng trưởng xanh - là vấn đề địa phương cần quan tâm và các sở, ngành, địa phương sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng xanh trong thời gian tới.

Cầu Cao Lãnh - địa điểm check in biểu tượng ở Đồng Tháp

Từ kết quả đánh giá, trong năm 2023, tại tỉnh Đồng Tháp, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới đăng ký doanh nghiệp và các thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện nhanh hơn, như: 97% số doanh nghiệp đánh giá “thủ tục tại bộ phận một cửa được niêm yết công khai”; 100% cán bộ, công chức “hướng dẫn thủ tục rõ ràng, đầy đủ”; 91% nhận định “cán bộ tại bộ phận một cửa am hiểu về chuyên môn”...   

Môi trường kinh doanh của tỉnh, được doanh nghiệp đánh giá là minh bạch nhất so cả nước (dẫn đầu cả nước 2 năm liên tục), tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin về quy hoạch sử dụng đất, các kế hoạch đầu tư công, chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương...  

Công tác cải cách hành chính, năng lực thực thi, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục có chuyển biến tích cực hơn (chỉ số này, xếp thứ 3 trên cả nước). Trong đó, có 93% số doanh nghiệp đánh giá “cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả”; 90% doanh nghiệp đồng tình với nhận định “cán bộ nhà nước thân thiện”; 89%  doanh nghiệp cho rằng “thời gian thực hiện thủ tục hành chính được rút ngắn hơn so quy định”; 88% doanh nghiệp nhận định “thủ tục giấy tờ đơn giản”...   

Vườn quýt hồng Lan Anh - địa điểm checkin nổi tiếng ở Đồng Tháp

Giám đốc Sở Công Thương, bà Võ Phương Thủy cho biết:  

“Để hỗ trợ doanh nghiệp, thời gian qua, ngành công thương đã triển khai hỗ trợ nhiều đơn vị sản xuất ứng dụng máy móc tiên tiến, dây chuyền công nghệ, vào hoạt động sản xuất; đồng thời hỗ trợ thực hiện quảng bá nhãn hiệu, thương hiệu, sản phẩm, xây dựng các điểm giới thiệu, trưng bày sản phẩm, bán hàng và kho trung chuyển hàng hóa ở ngoài tỉnh.  

Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành, địa phương, tổ chức các hội nghị kết nối giao thương, hội thảo, hội chợ triển lãm, tập huấn nhằm kết nối các nhà phân phối, hệ thống siêu thị lớn trong và ngoài nước; tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (tổ chức hội nghị, hội thảo, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia trên các sàn giao dịch thương mại điện tử…).  

Ngoài ra, Tổ thông tin và phân tích thị trường nông sản tỉnh phát hành các bản tin thị trường với nhiều thông tin, bài viết của các chuyên gia - nghiên cứu các lĩnh vực có liên quan đến thị trường hàng hóa nông sản...”.

Khu du lịch Phương Nam

Tiếp tục nâng cao chỉ số PCI

Đồng Tháp phấn đấu, điểm số PCI năm 2024 đạt từ 71 điểm trở lên và duy trì trong TOP 5 các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất trên cả nước; đồng thời phấn đấu, điểm số PGI tỉnh đạt từ 25,75 điểm trở lên.

Trong đó, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm hành chính công; nâng cao chất lượng và thái độ thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ (hệ thống mạng và phần mềm); đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, tiếp tục thực hiện mô hình một cửa - một cửa liên thông, một cửa điện tử, trong giải quyết thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, tỉnh đặt ra yêu cầu nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, trong công tác tham mưu thuộc lĩnh vực phụ trách; hạn chế sự chồng chéo, đùn đẩy, tạo cơ hội hình thành các tiêu cực, nhũng nhiễu.

Khu di tích Xẻo Quýt có phong cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp

Mô hình “Cà phê doanh nghiệp” tiếp tục được duy trì; tổ chức đối thoại công khai, đa dạng dưới nhiều hình thức, định kỳ ít nhất 2 lần/năm với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa trong việc hỗ trợ doanh nghiệp “gia nhập thị trường”…  

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, bà Nguyễn Lâm Thanh Thủy cho biết:

“Để có thể làm tốt hơn nữa chỉ số PCI năm 2024, thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục công khai các quy hoạch được phê duyệt; kế hoạch sử dụng đất; danh mục dự án kêu gọi đầu tư; các cơ chế; chính sách ưu đãi đầu tư; văn bản điều hành, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp...   

Đồng thời, Sở Thông tin và Truyền thông mở rộng phạm vi tiếp nhận và trả lời tất cả các đề xuất, kiến nghị, trên Tổng đài 1022 (hiện nay vẫn còn một số lĩnh vực chưa được Tổng đài 1022 tiếp nhận với lý do ngoài phạm vi phục vụ), kịp thời cung cấp thông tin, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, người dân”.

Sen hồng Đồng Tháp

Giám đốc VCCI Cần Thơ, ông Nguyễn Phương Lam chia sẻ:

“Để nâng bậc chỉ số PCI, tỉnh Đồng Tháp cần tiếp tục cải thiện hạ tầng giao thông kết nối với các nhà đầu tư; tiếp tục phát huy thế mạnh của Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu tỉnh Đồng Tháp nhằm dẫn dắt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, trong xu hướng phát triển chung.

Cùng với đó, địa phương duy trì tốt phong trào khởi nghiệp và là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nhất; xây dựng chính sách phát triển doanh nghiệp mới; quan tâm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đào tạo nguồn nhân lực lành nghề, chiến lược phát triển doanh nghiệp, tập trung nguồn lực đào tạo nhân lực.

Du lịch tỉnh Đồng Tháp

Lãnh đạo tỉnh cần quan tâm hơn trong sự thay đổi các chỉ số có trọng số cao, phản ánh được sự kỳ vọng của doanh nghiệp vào sự lãnh đạo, quản lý của địa phương. Chẳng hạn, chỉ số chi phí không chính thức - là trọng số lớn cần quan tâm.

Đồng Tháp cũng cần quan tâm đối với các chỉ số như chi trả chi phí không chính thức, chi phí đào tạo lao động, tính năng động, chi phí thời gian…”.  

Để thực hiện tốt nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa cho rằng:

“Tỉnh sẽ triển khai nhiều giải pháp - phát huy tinh thần sáng tạo, chủ động, tích cực, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành; tăng cường chuyển đổi số trong các lĩnh vực, giảm hội họp, tăng cường đi cơ sở nhằm nắm bắt và giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh.

Lãnh đạo tỉnh bám sát vào các nội dung, chỉ số thành phần PCI để tiến hành rà soát, khắc phục ngay các chỉ số đạt thấp, các chỉ tiêu thiếu tích cực; quan tâm hơn nữa tới việc hỗ trợ doanh nghiệp trong “gia nhập thị trường”, đặc biệt quan tâm thực hiện có hiệu quả công tác hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính cấp phép kinh doanh, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện”.

Đặc sản Đồng Tháp

Chỉ số PCI (tên viết tắt tiếng Anh của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - Provincial Competitiveness Index): Chỉ số đo lường và đánh giá thực tiễn chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân của 63 tỉnh, thành phố. Chỉ số PCI - có thể coi như “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành phố.

Có thể nói, chỉ số PCI đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của các tỉnh, thành phố. Dựa trên kết quả khảo sát doanh nghiệp, PCI phản ánh thực tiễn chất lượng điều hành kinh tế, môi trường kinh doanh và mức độ thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Nhờ đó, PCI góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt, khi có: Chi phí gia nhập thị trường thấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; chi phí không chính thức thấp; thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; môi trường cạnh tranh bình đẳng; chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; chính sách đào tạo lao động tốt; thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy trì…

Cùng với chỉ số PCI công bố, VCCI cũng công bố Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) của tỉnh Đồng Tháp năm 2023 - có sự cải thiện vượt bậc, đạt 22,74 điểm, xếp thứ 18 cả nước và tăng 24 bậc so 2022. Trong 4 chỉ số thành phần của PGI, tỉnh Đồng Tháp có điểm số đứng đầu cả nước về “giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai” (chỉ số thành phần 1); đứng thứ 25 về “thúc đẩy thực hành xanh” (chỉ số thành phần 3); đứng thứ 27 về “chính sách khuyến khích và hỗ trợ” (chỉ số thành phần 4).

Bảng công bố xếp hạng TOP 30 tỉnh, thành phố có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tốt nhất năm2023:

Tỉnh

Điểm số PCI

Xếp hạng

Quảng Ninh

71,25

1

Long An

70,94

2

Hải Phòng

70,34

3

Bắc Giang

69,75

4

Đồng Tháp

69,66

5

BRVT

69,57

6

Bến Tre

69,20

7

TT-Huế

69,19

8

Hậu Giang

69,17

9

Phú Thọ

69,10

10

Ninh Thuận

69,10

11

Hưng Yên

69,09

12

Lạng Sơn

69,05

13

Cần Thơ

68,88

14

Vĩnh Phúc

68,81

15

Đà Nẵng

68,79

16

Hải Dương

68,68

17

Bình Thuận

68,06

18

Ninh Bình

67,83

19

Tây Ninh

67,80

20

Đắk Nông

67,79

21

Cà Mau

67,65

22

Thái Nguyên

67,48

23

Trà Vinh

67,46

24

Bình Định

67,44

25

Lào Cai

67,38

26

TP.Hồ Chí Minh

67,19

27

Hà Nội

67,15

28

Tiền Giang

66,80

29

Thanh Hóa

66,79

30

Bài sau: Bà Rịa – Vũng Tàu giữ vị trí số 6

Hương Thủy