1. Xây tường cản trở việc sử dụng đất của người khác bị phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 15 , hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
(i) Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất thuộc quyền sử dụng của người khác hoặc thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
(ii) Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào trên đất thuộc quyền sử dụng của mình hoặc của người khác mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
Như vậy, hành vi xây tường cản trở việc sử dụng đất của người khác sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Ngoài mức xử phạt hành chính nêu trên, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 5 , mức xử phạt hành chsnh nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi xây tường cản trở việc sử dụng đất của người khác.
Tổng hợp File word các hợp đồng mẫu trong Kinh doanh bất động sản mới nhất |
Mức xử phạt đối với việc xây tường cản trở việc sử dụng đất của người khác (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây tường cản trở việc sử dụng đất là bao lâu?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 3 , riêng đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 mà chưa có văn bản xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày có hiệu lực thi hành, thì không xử lý theo quy định tại .
Như vậy, hành vi xây tường cản trở việc sử dụng đất của người khác có thời hiệu xử phạt hành chính là 02 năm.
3. Ai là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất?
Căn cứ Điều 6 , người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất được quy định như sau:
(i) Người đại diện theo pháp luật của tổ chức trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; người đứng đầu của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
(ii) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang và công trình công cộng khác của xã, phường, thị trấn; đất tôn giáo, đất tín ngưỡng chưa giao quản lý, sử dụng.
(iii) Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra.
(iv) Người đại diện tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đối với việc sử dụng đất của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
(v) Cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
(vi) Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.
T. Hương (Nguồn: )