1. Doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng đất

Căn cứ khoản 6 Điều 45 , tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận. Phương án sử dụng đất nông nghiệp phải có các nội dung chính sau đây:

(i) Địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất.

(ii) Kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

(iii) Vốn đầu tư.

(iv) Thời hạn sử dụng đất.

(v) Tiến độ sử dụng đất.

Như vậy, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.

File word Đề cương so sánh Luật Đất đai 2024 với Luật Đất đai 2013 (30 trang)
Toàn văn File Word Luật Đất đai của Việt Nam qua các thời kỳ [Cập nhật 2024]
File Word Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 26/08/2024]

đất nông nghiệp

Phạt đến 200 triệu đồng doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

2. Phạt đến 200 triệu đồng đối với doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp không có phương án sử dụng đất

Căn cứ khoản 1 Điều 19 , doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận theo quy định Mục 1 thì hình thức và mức xử phạt như sau:

(i) Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta.

(ii) Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 1,0 héc ta.

(iii) Phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng đối với diện tích đất từ 1,0 héc ta đến dưới 3,0 héc ta.

(iv) Phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng đối với diện tích đất từ 03 héc ta trở lên.

Ngoài bị xử phạt với số tiền nêu trên, doanh nghiệp phải lập phương án sử dụng đất nông nghiệp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định (điểm a khoản 3 Điều 19 ).

Như vậy, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận có thể bị phạt đến 200 triệu đồng và phải lập phương án sử dụng đất theo quy định.

3. Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa quá hạn mức phải thành lập tổ chức kinh tế

Căn cứ khoản 7 Điều 45 , cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức quy định tại Điều 176  thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa bao gồm các nội dung theo quy định tại Mục 1 và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế.

Đối với cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất lúa vượt hạn mức mà không thành lập tổ chức kinh tế sẽ bị phạt từ 50 đến 100 triệu đồng. Đồng thời phải thành lập tổ chức kinh tế và lập phương án sử dụng đất trồng lúa theo quy định.

(Khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 19 )

4. Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

Căn cứ khoản 8 Điều 45 , các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm:

(i) Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

(ii) Cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó.

(iii) Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà pháp luật không cho phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.

T. Hương (Nguồn: )