1. Người lao động đang hưởng lương hưu, nếu tiếp tục làm việc, thì có được tiếp tục hưởng lương hưu nữa hay không?

Căn cứ Điều 149 , việc sử dụng người lao động cao tuổi được quy định như sau:

(i) Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

(ii) Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của  mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

(iii) Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

(iv) Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Như vậy, đối với trường hợp người lao đông đang hưởng lương hưu theo quy định nhưng vẫn tiếp tục làm việc thì vẫn được hưởng quyền lợi của chế độ hưu trí cùng với và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng lao động đối với công việc mà người lao động đang thực hiện.

Công cụ tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần

lương hưu

Người lao động đang hưởng lương hưu nếu tiếp tục làm việc thì vẫn được tiếp tục hưởng lương hưu (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)

2. Người lao động cao tuổi, khi làm việc có được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hay không?

Căn cứ Điều 148 , pháp luật về Lao động quy định về người lao động cao tuổi khi làm việc như sau:

(i) Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 .

(ii) Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

(iii) Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Như vậy, người lao động cao tuổi khi làm việc có được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày khi có sự thỏa thuận và được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

3. Tổng hợp các quy định về nghỉ hưu mà người lao động cần biết

[Quý khách hàng xem chi tiết ]

Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động -  (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 209 ):

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;

b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

T. Hương (Nguồn: )