1. Hợp đồng không trọn thời gian là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 32 , người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Theo đó có thể hiểu hợp đồng không trọn thời gian là thỏa thuận lao động trong đó người lao động làm việc với số giờ ít hơn số giờ làm việc tiêu chuẩn của một công việc toàn thời gian.

Hợp đồng không trọn thời gian thường áp dụng cho các công việc bán thời gian, làm việc theo ca, hoặc công việc có lịch trình linh hoạt như: Nhân viên bán hàng, thu ngân, nhân viên chăm sóc khách hàng; Phục vụ, đầu bếp phụ, nhân viên dọn dẹp…

2. Ký hợp đồng không trọn thời gian có được đóng bảo hiểm xã hội?

Căn cứ điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Đồng thời căn cứ khoản 3 Điều 85 , người lao động không làm việc và không nhận lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, ngoại trừ trường hợp nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ được đóng bảo hiểm xã hội không phân biệt đó là hợp đồng trọn thời gian hay không.

Tuy nhiên do có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường nên lưu ý trong trường hợp người lao động không làm việc và không nhận lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó.

File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024]

hợp đồng không trọn thời gian

Ký hợp đồng không trọn thời gian vẫn được đóng bảo hiểm xã hội (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

3. Người ký hợp đồng không trọn thời gian được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ?

Căn cứ Điều 60  quy định về giới hạn số giờ làm thêm như sau:

(i) Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản (ii), khoản (iii) Mục này.

(ii) Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

(iii) Trường hợp làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

(iv) Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

(v) Thời giờ nghỉ giữa giờ được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm.

Như vậy, người lao động ký hợp đồng không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

T. Hương (Nguồn: )