1. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

Lưu ý: Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

(Khoản 1 Điều 206 , khoản 1 Điều 66 )

 [TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024]

05 lưu ý đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh năm 2024

Năm lưu ý đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

(Khoản 3 Điều 206 )

3. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên

Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

(Khoản 1 Điều 91 )

4. Quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh

(i) Căn cứ xác định thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:

- Đối với người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 37  là thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp được cơ quan đăng ký kinh doanh ghi nhận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp cho cơ quan thuế bằng phương thức điện tử qua hệ thống trao đổi thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong thời hạn 01 ngày làm việc hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh ghi nhận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Đối với người nộp thuế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, thông báo hoặc yêu cầu tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 37  là thời gian được ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành văn bản.

- Đối với người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 37  thì thực hiện thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh. Cơ quan thuế có thông báo xác nhận gửi người nộp thuế về thời gian người nộp thuế đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của người nộp thuế. Người nộp thuế được tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không quá 1 năm đối với 1 lần đăng ký. Trường hợp người nộp thuế là tổ chức, tổng thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không quá 2 năm đối với 2 lần đăng ký liên tiếp.

(ii) Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh, người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

(Khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 4 )

5. Lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 1  thì người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điêu kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30/01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Lưu ý: Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

6. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

6.1. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh

Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:

(i) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

(ii) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(iii) Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.

(Khoản 2 Điều 206 )

6.2. Quy định đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài nhưng không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng, không chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 .

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh hoặc chấp hành xong hình phạt, chấp hành xong biện pháp tư pháp theo quy định của pháp luật chuyên ngành, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

7. Mức xử phạt đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về tạm ngừng kinh doanh

(i) Doanh nghiệp  tạm dừng kinh doanh không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh: Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.

(ii) Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Lưu ý: Ngoài việc áp dụng mức phạt tiền nếu trên, doanh nghiệp có hành vi vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

(Điềm d khoản 1, điểm a khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 32 )

>> 

>> 

>> 

>> 

>> 

>> 

>> Các chức danh trong công ty:

(i) 

(ii) 

(iii) 

(iv) 

(v) 

N. Hương Thủy (Nguyồn: )