Ảnh minh họa

Bà Nguyễn Thị Thơm (TPHCM) hỏi, vậy đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền sao y bản chính không?

Về việc ký thừa ủy quyền tại đơn vị sự nghiệp, tại Điều 13 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

Bà Thơm hỏi, thủ trưởng đơn vị chỉ giao ký thừa ủy quyền cho một cá nhân hay có thể giao quyết định cho nhóm lãnh đạo cấp dưới ký thừa ủy quyền chung về một nội dung và phạm vi ủy quyền?

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Mục 2 Chương III Nghị định số  ngày 5/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư quy định về sao văn bản; Điều 27 quy định thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc sao văn bản. Theo đó, bản sao văn bản (bao gồm: sao y, sao lục và trích sao) được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP có giá trị pháp lý như bản chính.

Nghị định số 30/2020/NĐ-CP áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ quy định của Nghị định và quy định của Đảng, pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp (Điều 2). Như vậy, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về sao văn bản.

Quy định về ký thừa ủy quyền

Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định về việc ký thừa ủy quyền trong văn bản hành chính tại các cơ quan, tổ chức như sau: "Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký". Việc giao ký thừa ủy quyền được thực hiện "trong trường hợp đặc biệt" và "bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền".

Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho người đứng đầu một cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền, không giao cho nhiều lãnh đạo cấp dưới đồng thời ký thừa ủy quyền văn bản về cùng một nội dung.

H. Thủy (Nguồn: chinhphu.vn)