Giá tiêu hôm nay 16/11 tiếp tục đi ngang đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm. Cụ thể, tại Gia Lai giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 58.000 đồng/kg. Tại Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay duy trì ở mức 59.500 đồng/kg.
Tương tự, tại khu vực Đông Nam bộ, giá tiêu cũng không có biến động. Tại Đồng Nai, Bình Phước giá tiêu ở mức 60.500 đồng/kg. Tại Vũng Tàu, giá tiêu mới nhất hôm nay dao động quanh mốc 61.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường đi ngang những ngày qua và đang có xu hướng giảm khi đồng USD hồi phục lại. Sáng nay, đồng USD tăng nhẹ trở lại sau nhiều phiên giảm, do các nhà đầu tư đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới. Cùng với đó, dòng tiền đầu cơ có dấu hiệu chạy khỏi hồ tiêu chuyển sang cà phê, khi vụ mùa trong nước dự báo tốt.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay 15/11 đang giảm mạnh so với hôm qua. Hiện tại, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giảm tới 4,21%, xuống còn 3.540 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn giữ ở mức 5.100 USD/tấn. Và giá hạt tiêu đen Brazil ASTA 570 neo ở mức 2.575 USD/tấn.
Đối với mặt hàng hạt tiêu trắng, giá hạt tiêu trắng Muntok của Indonesia giảm mạnh 2,52%, xuống mức 5.824 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn giữ có mức 7.300 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen có mức 3.250 - 3.350 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; giá tiêu trắng 4.850 USD/tấn.
Tính đến hết tháng 10/2022, Việt Nam xuất khẩu được 195.082 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 169.016, tiêu trắng đạt 26.066 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 850,2 triệu USD, tiêu đen đạt 696,9 triệu USD, tiêu trắng đạt 153,3 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái lượng xuất khẩu tiêu giảm 15,9% tương đương 36.948 tấn, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng 6,2%% tương đương 49,8 triệu USD.
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tiếp theo là Trung Quốc và UAE. Sự thay đổi là khoảng cách giữa các thị trường. 10 tháng năm nay Trung Quốc giảm nhập khẩu từ 37.283 tấn (2021) xuống 15.741, hụt gần 22.000 tấn so với năm ngoái (57,8%); trong khi đó mức giảm của thị trường Mỹ chỉ là 10%, UAE hơn 2%.
Đáng chú ý, thị trường HongKong (Trung Quốc), Singapore tăng sốc lần lượt là 2.201 tấn (938%) và 5.556 tấn (796%).
Trúc Mai