Cục Thủy lợi dự báo đỉnh lũ tại Tân Châu sẽ đạt 3,3-3,5m còn mực nước lũ tại Châu Đốc có thể lên đến 3-3,2m.

Dự báo, trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên, đến ngày 4 – 6/10, mực nước cao nhất tại trạm Tân Châu, Châu Đốc có khả năng dao động ở mức báo động 1, sau đó biến đổi chậm.

Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và các vùng trũng thấp, ven sông tại các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long, đề phòng tình trạng sạt lở bờ bao, đê bao yếu tại các vùng xảy ra ngập lụt.

Đỉnh lũ đầu nguồn sông Cửu Long tăng trong tuần này, có thể đạt đỉnh lũ chính vụ từ ngày 30-9 đến ngày 2-10.
Đỉnh lũ đầu nguồn sông Cửu Long tăng trong tuần này, có thể đạt đỉnh lũ chính vụ từ ngày 30/9 đến ngày 2/10. Ảnh internet.

Ngoài ra, các khu vực sản xuất và dân cư ở hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé và trung tâm bán đảo Cà Mau, sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi ngập úng do lũ kết hợp triều cường và biến đổi mạnh theo triều.

Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam (SIWRP) dự báo: Đỉnh lũ ĐBSCL năm 2024 ở ĐBSCL có thể xảy ra trong giai đoạn từ 30/9 - 2/10. Mực nước lũ cao nhất tại trạm Tân Châu dự báo dao động ở mức 3,2 - 3,4 m (báo động 1 là 3,5 m), đỉnh lũ tại trạm Châu Đốc dự báo dao động ở mức 3 - 3,2 m (báo động 1 là 3 m).

So với trung bình nhiều năm và năm trước, mực nước lũ tháng 10 sẽ thấp hơn ở vùng thượng nhưng lại cao hơn ở vùng giữa, khi nhiều trạm có thể vượt quá mức báo động 3 và đạt đỉnh từ ngày 19 đến ngày 21/10 tới.

Vùng ven biển cũng sẽ đón đỉnh lũ vào cuối tháng 10, với mực nước dao động từ báo động 2 đến trên báo động 3. Theo dự báo, mực nước lũ năm nay ở vùng ven biển sẽ cao hơn so với trung bình nhiều năm.

L.T(t/h)