Ảnh minh họa
Trong năm 2017, ngành dệt may đã có nhiều bước đột phá đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam trong năm ước đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với cùng kỳ năm 2016.
Với tiền đề vững chắc này, xuất khẩu dệt may dự kiến có thể đạt kim ngạch từ 33,5-34 tỷ USD trong năm 2018.
Theo ông Giang, để đạt được mục tiêu xuất khẩu trên, ngành dệt may đã xây dựng một số giải pháp mang tính chiến lược cho sự phát triển của ngành trong năm 2018.
VITAS sẽ xây dựng chiến lược phát triển công nghệ 4.0 vào ngành dệt may Việt Nam - một giải pháp bắt buộc để nâng cao tính cạnh tranh, tạo sự đột phá trong ngành so với những năm trước cũng như đi trước so với một số nước ASEAN.
VITAS sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư FDI vào các lĩnh vực hiện đang thiếu hụt trong ngành, nhằm hạn chế tối đa việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu, góp phần tăng thặng dư thương mại.
Dự kiến thặng dư thương mại của ngành dệt may trong năm 2018 sẽ là 18 tỷ USD (năm 2017 dự kiến là 15,5 tỷ USD).
VITAS hướng các doanh nghiệp tập trung vào mô hình quản lý LEAN (sản xuất tinh gọn), nhất là đầu tư vào sản xuất xanh, sạch, an toàn và giảm thiếu tối đa áp lực thời gian làm việc trong ngành, tạo động lực làm việc cho người lao động.
Ngành cũng hướng tới chiến lược phát triển hàng thời trang, thiết kế, nhằm xây dựng các thương hiệu thời trang Việt Nam, đảm bảo việc tự túc trong sản xuất FOB (tự chủ nguyên phụ liệu) và ODM (tự thiết kế, sản xuất). Đồng thời xây dựng chuỗi liên kết hợp tác trong hội viên nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngành dệt may trong thời gian tới.
Anh Anh (t/h)