Ngành dệt may sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 30 tỷ USD năm 2017
Dự báo, ngành dệt may sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 31,3 tỷ USD cho cả năm 2017 với mức tăng trưởng gần 11% so với năm ngoái, đóng góp 16% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; ngành này đang giải quyết việc làm cho khoảng 2,5 triệu lao động.
Theo thông tin từ buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ với Tập đoàn Dệt may Việt, trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả ngành nói trên, dự báo riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam đóng góp gần 3 tỷ USD.
Theo Vinatex, những tín hiệu tốt cho ngành dệt may là riêng trong quý I/2017 xuất khẩu toàn ngành đạt kim ngạch 6,75 tỷ USD, tăng 12,4% so cùng kỳ năm 2016. Trong đó, xuất khẩu dệt may đi các thị trường lớn như Mỹ, EU tăng xấp xỉ 6,4%, các thị trường mới như Nga tăng đến 11,5%, Thái Lan tăng 17%, Indonesia tăng 11%, Singapore tăng 38%, Lào tăng gần 25%, Campuchia tăng 36% và Myanmar tăng 5%, Hàn Quốc tăng 14%…
Về mặt hàng xuất khẩu, hiện những mặt hàng truyền thống như áo thun, quần tiếp tục tăng trưởng tốt. Một số mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao như đồ bơi tăng 29%, quần áo mưa tăng 41%, quần áo gió tăng 18 lần và khăn tăng 31%.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ 41 dự án đang đầu tư với tổng số vốn 5.500 tỷ đồng, đẩy mạnh cổ phần hóa, tạo chuỗi giá trị sản phẩm, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh cải cách hành chính.
Trong đó, vấn đề đáng quan tâm nhất là cổ phần hóa doanh nghiệp, thực hiện nghiêm việc thoái vốn sâu, nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối trong lĩnh vực dệt may.
Việt Nam là một trong 5 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới
Báo cáo với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam Trần Quang Nghị cam kết sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 3 tỷ USD trong năm nay, tăng 9% so với con số 2,78 tỷ USD theo kế hoạch và tăng 20,4% so với năm 2016.
Vinatex nhận định rằng kết quả trên là do Việt Nam chủ động tiếp cận, tận dụng và khai thác những hiệp định thương mại song phương và đa phương mới, trong đó phần lớn đến từ Liên minh Kinh tế Á - Âu và cộng đồng kinh tế ASEAN.
Tuy nhiên Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhận định hiện vẫn tồn tại những thách thức lớn với ngành dệt may, Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh nặng ký, trong khi chỉ có một số doanh nghiệp trong nước đủ điều kiện tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và thị phần cũng không nhiều.
Chưa kể, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may chưa phát triển, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, chi phí đầu vào cao, lãi suất cho vay cao so với khu vực…
Ông Lê Tiến Trưởng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của các nước khác trong bối cảnh khách hàng không chỉ đòi hỏi về chất lượng, giá bán, thời gian giao hàng mà còn đưa ra yêu cầu cao hơn về điều kiện bảo vệ môi trường khi ký các đơn hàng xuất khẩu.
Ông Mai Tiến Dũng nêu kinh nghiệm của các doanh nghiệp như May Nhà Bè, Việt Tiến, May 10, Phong Phú để chứng minh việc nếu không cổ phần hóa thì không thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, không thể chinh phục các thị trường khó tính, không thể thu hút đầu tư, không thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tạo giá trị gia tăng cao.
Theo đó, để tạo lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam buộc phải bám theo bốn giá trị cốt lõi để đầu tư phát triển gồm năng suất, chất lượng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Năm 2016, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 28,3 ty USD, với tỷ trọng nội địa hóa đạt trên 50% và là một trong năm quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới.
Ngọc Linh
Tin mới
Tiêu hủy gần 1.200 đơn vị bánh nhập lậu dịp Tết Trung thu
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành giám sát tiêu hủy 1.174 sản phẩm bánh các loại nhập lậu không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Khai trương trung tâm thương mại AEON MALL Huế
Sáng ngày 21/9, Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam (AEONMALL Việt Nam) chính thức tổ chức Lễ khai trương AEON MALL Huế, Trung tâm thương mại (TTTM) AEON MALL thứ 7 tại Việt Nam và đầu tiên tại miền Trung.
Tạm giữ hình sự đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Công an quận Ba Đình, Hà Nội đã tạm giữ hình sự đối tượng Phan Bá Trọng (SN 1983; trú tại phường Ngọc Khánh, Ba Đình) để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
Long An rà soát đối tượng trong độ tuổi để thực hiện chiến dịch tiêm ngừa sởi
Sở Y tế tỉnh Long An đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tập trung triển khai giám sát và phòng, chống dịch bệnh sởi.
Nguyên Phó Chủ tịch xã bị khiển trách vì vụ 22 biệt thự xây không phép
Ông Đặng Ngọc Thanh, nguyên Phó Chủ tịch xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (đang là Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lạc) bị khiển trách vì để hàng chục căn biệt thự xây không phép trên đồi.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM