Theo đó, Kế hoạch đề ra mục tiêu cơ bản đến năm 2025: Có 70% nhà giáo và cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số; 70% nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng phát triển học liệu số.
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số đạt tỷ lệ 70%.
Hình thành nền tảng số giáo dục nghề nghiệp thành phố và kho học liệu, tài nguyên số dùng chung phục vụ cho hoạt động dạy và học. Hơn 70% các trường cao đẳng, trường trung cấp có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số giáo dục nghề nghiệp thành phố.
100% trường cao đẳng, trung cấp số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số; 100% báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên môi trường số và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
Tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện, thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý đạt 60%, hình thành bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Về mục tiêu cơ bản, đến năm 2030: 100% nhà giáo và cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số; 100% nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng phát triển học liệu số.
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số đạt tỷ lệ 100%; 100% các trường cao đẳng, trường trung cấp có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số giáo dục nghề nghiệp thành phố và quốc gia.
100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số. Tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý đạt 80%. Liên kết bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hệ thống chứng thực và tra cứu thông tin giáo dục nghề nghiệp.
Một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu đề ra là: Xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương trình, nội dung đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế; phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số…
PV