Phát biểu của Thủ tướng tại phiên khai mạc WEF-Mekong
THCL Đầu giờ chiều nay, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Mekong (WEF-Mekong) với chủ đề “Tăng cường hợp lực: Các nhà lãnh đạo chia sẻ tầm nhìn về khu vực Mekong”. Thương hiệu & Công luận phủ xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc WEF-Mekong
Thưa Ngài Tổng thống,
Thưa các Ngài Thủ tướng, Ngài Phó Thủ tướng Thái Lan,
Thưa ông Ríc Xa-man, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới,
Thưa các Quý vị và các bạn,
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng các Nhà lãnh đạo các nước cùng toàn thể Quý vị đại biểu, các doanh nghiệp đến dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về khu vực Mê Công.
Đây là lần đầu tiên Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức một hội nghị riêng về phát triển khu vực Mê Công, tôi chân thành cảm ơn WEF đã phối hợp tổ chức Hội nghị quan trọng này.
Thưa Quý vị,
Hiện nay, Khu vực Mê Công là một trung tâm phát triển năng động ở Châu Á với nhiều nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhờ đẩy mạnh cải cách và hội nhập quốc tế.
Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), khu vực Mê Công có 4/25 nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới năm 2015, trong đó Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma tăng trưởng trên 7%, Việt Nam tăng trưởng 6,7% và Thái Lan đang phục hồi tích cực.
Khu vực Mê Công là điểm kết nối quan trọng ở Châu Á và là một thị trường giàu tiềm năng với dân số 240 triệu người và quy mô GDP trên 660 tỷ USD.
Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN cuối năm 2015 cùng với sự phát triển của các hành lang giao thông trong tiểu vùng và các liên kết kinh tế trong khu vực đang mở ra không gian phát triển rộng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tuy nhiên, khu vực Mê Công đang gặp không ít thách thức. Đó là khoảng cách phát triển với các nền kinh tế khác trong ASEAN còn lớn, lợi thế lao động chi phí thấp đang giảm dần, biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo...
Thông qua Hội nghị WEF về khu vực Mê Công lần này, Việt Nam mong muốn các nước, các doanh nghiệp Mê Công đối thoại với các doanh nghiệp WEF về các ý tưởng, biện pháp tăng cường đối tác công-tư, phát triển hợp tác kinh doanh, đầu tư mang lại lợi ích cho các bên.
Thưa Quý vị
Các nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn 2025 định hướng tiến trình xây dựng Cộng đồng tự cường, phát triển năng động, bền vững và gắn kết. Trong tiến trình đó, các nước Mê Công xác định mục tiêu phát triển trở thành một khu vực hòa bình, ổn định về an ninh - chính trị, năng động và kết nối về kinh tế, bền vững về môi trường và hài hòa về xã hội. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tôi chia sẻ với Quý vị một số ý kiến sau:
Thứ nhất, kết nối kinh tế là một trọng tâm ưu tiên
Các nước Mê Công cùng các đối tác trong và ngoài khu vực cần tiếp tục đẩy mạnh kết nối giao thông trên các hành lang kinh tế tiểu vùng như Hành lang Kinh tế Đông-Tây (EWEC), Hành lang Kinh tế Bắc-Nam, Hành lang Kinh tế phía Nam…
Việt Nam đã có nhiều chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia phát triển cơ sở hạ tầng và các chuỗi sản xuất.
Thứ hai, hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch là động lực quan trọng
Các nước Mê Công cùng với các nước ASEAN đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng một thị trường thống nhất vào năm 2025, theo đó cần hợp tác tạo thuận lợi cho lưu chuyển thương mại, đầu tư và du lịch qua biên giới, đơn giản hóa và hài hòa quy trình, thủ tục trên các tuyến hành lang kinh tế.
Từ năm 2015, Việt Nam đã hợp tác với Lào thực hiện kiểm tra “một cửa, một lần dừng” trên Hành lang Kinh tế Đông-Tây và đang phối hợp với Cam-pu-chia nghiên cứu áp dụng mô hình này trên tuyến đường cao tốc PhnômPênh - Thành phố Hồ Chí Minh.
Việt Nam cùng các nước Mê Công tăng cường hợp tác du lịch hướng tới mục tiêu “5 quốc gia - 1 điểm đến” trên cơ sở phát huy tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của khu vực.
Thứ ba, đổi mới sáng tạo nâng cao sức cạnh tranh
Tôi đồng tình với đánh giá của WEF về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên toàn cầu. Các nước Mê Công không thể chỉ dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giản đơn, mà cần mở rộng đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu.
Việt Nam đang đổi mới mô hình tăng trưởng để nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế; phát triển chủ yếu dựa trên sáng tạo, công nghệ tiên tiến, năng suất cao và tranh thủ thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Thứ tư, phát triển bền vững và bao trùm là mục tiêu hàng đầu
Tác động của biến đổi khí hậu cùng với hoạt động khai thác thiếu bền vững nguồn nước sông Mê Công, đang đặt ra thách thức lớn đối với môi trường, an ninh lương thực và phát triển bền vững của khu vực Mê Công, bao gồm cả Đồng bằng Sông Cửu Long - nơi đang xuất khẩu khoảng 7-8 triệu tấn gạo hàng năm.
Khắc phục sự phân phối không đồng đều các thành quả của tăng trưởng và hội nhập,thu hẹp khoảng cách phát triển và thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) 2030 là những nội dung ưu tiên trong các chương trình hợp tác Mê Công và chiến lược phát triển của từng nước, mọi người dân có cơ hội thụ hưởng thành quả phát triển, không ai bị bỏ lại phía sau.
Thưa Quý vị,
Việt Nam là một thị trường trên 90 triệu dân với thu nhập ngày càng tăng, GDP bình quân đầu người năm 2015 là trên 2.100 USD (nếu tính theo sức mua tương đương PPP là 5.600 USD). Mức tăng GDP bình quân 2016-2020 dự kiến là 6,5-7%/năm.
Tháng 9/2015, Việt Nam là một trên 6 nước được Liên hợp quốc vinh danh về việc đã hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, nhất là xóa đói giảm nghèo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo một số nước Mekong, đại diện WEF, các DN tại phiên khai mạc hội nghị
Việt Nam luôn duy trì kinh tế vĩ mô ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, giữa vững ổn định chính trị - xã hội. Hiện nay, có hơn 21,000 dự án FDI tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ USD, trong đó có các tập đoàn lớn hàng đầu trên thế giới, nhất là trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin như Fujitsu, Intel, Samsung, Nokia, Siemens, Acatel… Việt Nam đang trở thành quốc gia công xưởng sản xuất điện tử của khu vực.
Việt Nam đã ký 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định FTA với EU.
Đây là những cơ sở quan trọng để Việt Nam mở ra không gian hợp tác rộng lớn cho sự phát triển và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Thưa Quý vị,
Tại các Hội nghị Cấp cao ACMECS và CLMV ngày mai, các nhà Lãnh đạo các nước Mê Công sẽ thảo luận các định hướng thúc đẩy hợp tác và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh trong khu vực Mê Công.
Bên cạnh nỗ lực của mình các nước Mê Công cần đẩy mạnh hợp tác với các đối tác, nhất là các nhà tài trợ đang có chương trình, dự án hợp tác tại khu vực như ADB, WB, các quốc gia phát triển Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Ấn Độ,… nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó cần hợp tác thực chất về quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước Mê Công.
Một lần nữa, xin chào mừng các vị khách quý đã đến Hà Nội và tôi xin tuyên bố khai mạc Diễn đàn Kinh tế thế giới về khu vực Mê Công và chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Bài viết khác
Đại tá Trần Văn Phúc được chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh
Ngày 12/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định Đại tá Trần Văn Phúc, Giám đốc Công an tỉnh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.
Lào Cai: Xác định 20 người được xác minh tài sản, thu nhập năm 2024
Thanh tra tỉnh Lào Cai đã tổ chức hội nghị bốc thăm ngẫu nhiên để lựa chọn người được xác minh tài sản, thu nhập năm 2024 trên địa bàn.
Bắc Cực - tâm điểm cạnh tranh mới của các siêu cường
Mỹ lo ngại về năng lực ngày càng tăng của Nga ở Bắc Cực và phải sẵn sàng đối phó với thách thức cùng với các đồng minh và đối tác.
TP. HCM: Đề xuất 1.368 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cao tốc TP. HCM - Mộc Bài
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM đã có Văn bản số 13705/SKHĐT - PPP gửi UBND Thành phố đề xuất xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2025 từ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. HCM - Mộc Bài.
Hội thảo “Phát triển đào tạo y khoa liên tục trong khám chữa bệnh giai đoạn 2024 - 2030”
Sáng 12/10, Sở Y tế phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát triển đào tạo y khoa liên tục trong khám chữa bệnh giai đoạn 2024 - 2030”. Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực y tế tỉnh Thanh Hoá.
Hải Phòng có tân Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy
Theo Quyết định của Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng, điều động, phân công ông Phạm Ngọc Dương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Thành ủy Hải Phòng đến công tác tại Sở Nội vụ để bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy.
Trang bị kiến thức, kỹ năng cho người làm báo tại Hà Tĩnh trong thời đại 4.0
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức hội nghị chuyển đổi số báo chí và nâng cao chất lượng báo chí năm 2024 cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh.
Ông Donald Trump sẽ được bảo vệ như tổng thống đương nhiệm
Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã hứa cung cấp mọi thứ cần thiết. Ông Biden cho biết, ông đã ra lệnh cho chính quyền cung cấp đầy đủ tất cả những gì mà phía ông Trump cần để có thể đảm bảo an toàn.
Đã có 4 quốc gia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel
Trước đó, ba quốc gia châu Mỹ là Colombia, Bolivia và Belize đã cắt đứt hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao với Israel vì cuộc xung đột ở Gaza. Thêm một quốc gia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel là Nicaragua.
Chuyển đổi số nhằm hiện thực khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, nhân dân ấm no, hạnh phúc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc, không để ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.