1. Nợ công và công nợ có giống nhau không?
1.1. Nợ công là gì?
Các văn bản phát luật hiện nay không định nghĩa cụ thể "Nợ công là gì?"
Tuy nhiên có thể hiểu nợ công là tổng số tiền mà nhà nước (từ cấp trung ương đến địa phương) vay mượn từ các nguồn khác nhau như các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế, hay các nhà đầu tư để bù đắp cho phần chi tiêu vượt quá thu nhập của nhà nước (các khoản thiếu hụt ngân sách).
Căn cứ Điều 4 , có các loại nợ công sau: Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Cụ thể như sau:
(i) Nợ Chính phủ, gồm:
- Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ.
- Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài.
- Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
(ii) Nợ được Chính phủ bảo lãnh, gồm:
- Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh.
- Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.
(iii) Nợ chính quyền địa phương, gồm:
- Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.
- Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
- Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
>> Xem thêm bài viết:
1.2. Công nợ là gì?
Công nợ là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kế toán.
Theo đó, công nợ là số tiền phát sinh khi cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, hoặc có nghĩa vụ tài chính với bên khác, nhưng chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đầy đủ tại thời điểm giao dịch và sẽ được chuyển sang kỳ thanh toán sau.
Hiện nay, công nợ được phân thành hai loại: công nợ phải thu và công nợ phải trả.
Ví dụ công nợ: Công ty A bán một lô nông sản cho công ty B với giá 100 triệu đồng, nhưng bên mua chỉ thanh toán trước 50% và hẹn trả nốt số tiền còn lại sau 30 ngày. Khi đó koản 50 triệu đồng còn lại là công nợ phải thu của doanh nghiệp A và là công nợ phải trả của doanh nghiệp B.
>> Xem thêm bài viết:
Như vậy, nợ công và công nợ là không giống nhau. Nợ công thường đề cập đến tổng số nợ mà một quốc gia hoặc tổ chức chính phủ phải trả, bao gồm cả nợ trong nước và nợ nước ngoài. Trong khi đó, công nợ thường chỉ đến các khoản nợ mà một doanh nghiệp hoặc cá nhân phải trả cho các bên khác trong lĩnh vực thương mại.
Mẫu bảng đối chiếu công nợ 2024 dành cho doanh nghiệp và hướng dẫn sử dụng |
Giải đáp thắc mắc nợ công và công nợ có giống nhau không (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
2. Hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công?
Căn cứ Điều 8 , các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công:
(i) Vay, cho vay, bảo lãnh không đúng thẩm quyền hoặc chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, vượt hạn mức đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
(ii) Sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
(iii) Vụ lợi, chiếm đoạt, tham nhũng trong quản lý, sử dụng nợ công.
(iv) Làm trái quy định của Nhà nước về quản lý nợ công; thiếu trách nhiệm gây thất thoát, lãng phí vốn vay.
(v) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nợ công theo quy định của pháp luật.
(vi) Cản trở hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công.
T. Hương (Nguồn: )