1. Giao thức mạng là gì? Một số giao thức mạng phổ biến
1.1 Giao thức mạng là gì?
Pháp luật hiện hành không có quy định giải thích cụ thể về “Giao thức mạng là gì?”, tuy nhiên, quý khách hàng có thể hiểu giao thức mạng như một bộ quy tắc và chúng phải tuân theo những quy tắc bắt buộc đó.
Nó giống như những tiêu chuẩn và chính sách chính thức và gộp lại, tạo nên những quy tắc đó. các giao thức mạng này nhằm thực hiện những hành động, chính sách và giải quyết vấn đề từ đầu đến cuối giúp quá trình giao tiếp mạng hoặc dữ liệu diễn ra kịp thời.
Giao thức mạng phổ biến bao gồm trong đó có sự liên kết giữa máy tính, router, máy chủ và các thiết bị hỗ trợ mạng khác khi chúng muốn giao tiếp với nhau. Để đảm bảo quá trình giao tiếp dữ liệu/mạng diễn ra suôn sẻ thì các giao thức mạng luôn phải được xác nhận và cài đặt bởi người gửi và người nhận.
1.2 Một số giao thức mạng phổ biến
Internet Protocol Suitehay còn gọi là bộ giao thức liên mạng. Giao thức này là tập hợp các giao thức thực thi protocol stack (chồng giao thức) mà Internet chạy trên đó.
Protocol Stack (Chồng giao thức) là hình thức cài đặt phần mềm cho một bộ giao thức mạng máy tính. Chúng là là tập hợp đầy đủ các lớp giao thức và chúng hoạt động cùng nhau để cung cấp khả năng kết nối mạng đến các thiết bị khác.
Transmission Control Protocol (TCP) là giao thức điều khiển truyền vận. Chúng là giao thức cốt lõi của Internet Protocol Suite (bộ giao thức liên mạng). Với nhiệm vụ thực thi mạng, bổ sung cho Internet Protocol. Giao thức này đảm bảo chuyển giao dữ liệu tới nơi nhận một cách đáng tin cậy và đúng thứ tự.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Giải đáp thắc mắc: Giao thức mạng là gì; Môi trường mạng là gì (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
2. Môi trường mạng là gì?
Tại khoản 3 Điều 4 quy định như sau:
Môi trường mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin.
Như vậy, môi trường mạng là không gian hoạt động của các hệ thống công nghệ thông tin, bao gồm internet, mạng nội bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và các hệ thống khác liên quan đến việc kết nối dữ liệu và thiết bị.
Nó là nơi mọi thiết bị như máy tính, điện thoại, máy chủ, cảm biến, và các thiết bị IoT (Internet of Things) có thể liên kết và tương tác.
3. Công khai, minh bạch thông tin và Bảo vệ thông tin cá nhân do cơ quan nhà nước nắm giữ trên môi trường mạng
3.1 Công khai, minh bạch thông tin trên môi trường mạng
Quy định đối với việc công khai, minh bạch thông tin trên môi trường mạng thực hiện theo Điều 4 như sau:
Công khai, minh bạch thông tin trên môi trường mạng
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp công khai, minh bạch, kịp thời, đầy đủ và chính xác trên môi trường mạng những thông tin theo quy định của khoản 2 Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin; pháp luật về phòng chống tham nhũng và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật về công khai, minh bạch thông tin.
2. Việc cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và bí mật cá nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
3.2. Bảo vệ thông tin cá nhân do cơ quan nhà nước nắm giữ trên môi trường mạng
Theo quy định tại Điều 5 , đối với việc bảo vệ thông tin cá nhân do cơ quan nhà nước nắm giữ trên môi trường mạng thực hiện như sau:
Điều 5. Bảo vệ thông tin cá nhân do cơ quan nhà nước nắm giữ trên môi trường mạng
1. Cơ quan nhà nước thu nhập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng phải thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Luật Công nghệ thông tin.
2. Các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân bao gồm: thông báo mục đích sử dụng thông tin cá nhân; giám sát quá trình xử lý thông tin cá nhân; ban hành thủ tục kiểm tra, đính chính hoặc hủy bỏ thông tin cá nhân; các biện pháp kỹ thuật khác.
3. Cơ quan nhà nước nắm giữ thông tin thuộc bí mật cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ những thông tin đó và chỉ được phép cung cấp, chia sẻ cho bên thứ ba có thẩm quyền trong những trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật.
H. Thủy (Nguồn: )