Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quản lý nợ công hiệu quả, cần tập trung vào một đầu mối thực hiện, chịu trách nhiệm

Theo ông Francois Painchaud, đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam thì, việc quản lý nợ công của Việt Nam đã đạt nhiều kết quả, tỉ lệ nợ trên GDP của Việt Nam đã giảm từ mức trên 60% vào năm 2017 xuống còn trên 40% vào năm 2021 nhờ các chính sách tài khóa thận trọng.

Đây là ý kiến của ông Francois Painchaud - Đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam ở Hội thảo về kinh nghiệm quốc tế trong cải cách công tác quản lý nợ công và các thông lệ tốt trong quản lý nợ công do Bộ Tài chính phối hợp cùng IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ tổ chức ngày 23/08 tại Hà Nội.

Hội thảo về kinh nghiệm quốc tế trong cải cách công tác quản lý nợ công và các thông lệ tốt trong quản lý nợ công. Ảnh VGP/HT
Hội thảo về kinh nghiệm quốc tế trong cải cách công tác quản lý nợ công và các thông lệ tốt trong quản lý nợ công. Ảnh VGP/HT.

Theo ông Francois Painchaud, thời gian tới, quản lý nợ công tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn vì quản lý nợ công còn mang tính phân tán cao. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối được giao quản lý chung nhưng các hoạt động khác vẫn được thực hiện quản lý ở các cơ quan khác, như nợ trong nước được quản lý ở Kho bạc Nhà nước, Vụ Ngân sách…

Ông Francois Painchaud cho rằng, điều này sẽ dẫn đến thiếu nhất quán trong việc quyết định cũng như phát tín hiệu ra thị trường, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách. Do đó, các cơ quan quản lý cần phải sắp xếp lại thể chế cũng như quy chế trong quản lý nợ để tiến tới mục tiêu thống nhất quản lý nợ.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Việt Nam hiện nay có chính sách quản lý nợ công gắn với chính sách tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách quản lý nợ công mới chủ yếu tập trung vào huy động các nguồn vay ưu đãi, nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế chưa thực hiện đầy đủ như giám sát và đánh giá tất cả các khoản vay và giao dịch nợ để bảo đảm phù hợp với các thông số rủi ro đề ra trong chiến lược nợ; giám sát rủi ro toàn bộ danh mục nợ chính phủ, kết nối giữa chính sách quản lý ngân quỹ và quản lý nợ công, cơ sở dữ liệu chia sẻ chung về nợ công… 

Ảnh minh họa internet
Quản lý nợ công hiệu quả, cần giao cho một đầu mối thực hiện, chịu trách nhiệm. Ảnh minh họa internet.

Để triển khai thực hiện cụ thể, Bộ Tài chính đã đề xuất Hỗ trợ kỹ thuật của IMF và Ngân hàng Thế giới - WB về tổ chức thể chế quản lý nợ công. Trong khuôn khổ đợt làm việc, đoàn chuyên gia đã có một tuần trao đổi trực tiếp với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đơn vị được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nợ trong Bộ Tài chính, các đối tác tham gia thị trường vốn.

Tiếp theo các buổi làm việc trực tiếp, nhóm chuyên gia phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về các mô hình thể chế quản lý nợ công, giúp các cơ quan có thêm thông tin để có cái nhìn tổng thể, đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ và công tác phối hợp trong quản lý nợ trên thế giới và bối cảnh Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc tổ chức mô hình cơ quan quản lý nợ cũng hết sức đa dạng, có nhiều cách tiếp cận, phương thức quản lý nợ khác nhau. Nhiều quốc gia đã lựa chọn thiết lập cơ quan quản lý nợ công (DMO) để tập trung các chức năng quản lý nợ nhằm đạt đến trình độ chuyên nghiệp hóa cao.

Các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á cũng đã thiết lập văn phòng DMO riêng biệt như Thái Lan, Philippines, Indonesia. Mục tiêu chung trong việc hình thành DMO là bảo đảm thực hiện nhất quán, đồng bộ, kiểm soát toàn diện rủi ro phát sinh từ việc vay nợ, thực hiện các chính sách quản lý nợ, kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ.

Nguyễn Vân Quỳnh (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện
Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện

HĐND 3 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc vừa bầu Chủ tịch UBND huyện.

Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch
Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch

CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM - sàn HOSE) vừa giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10/9 đến ngày 16/9.

Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết

Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.