1. Bốn nhiệm vụ quản lý rủi ro rửa tiền đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty trung gian thanh toán giai đoạn 2024 – 2028
Ngày 06/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024 – 2028. Trong đó, bao gồm các nhiệm vụ đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty trung gian thanh toán như sau:
1.1. Kiểm tra, rà soát chứng từ, giao dịch
Theo năm 2024, một trong những nhiệm vụ quản lý rủi ro rửa tiền đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty trung gian thanh toán giai đoạn 2024 – 2028 là tăng cường kiểm tra, rà soát chứng từ, giao dịch khi cung ứng các sản phẩm tiềm ẩn rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng được xác định theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền của Việt Nam giai đoạn 2018-2022.
1.2. Rà soát giao dịch liên quan đến các lĩnh vực có rủi ro cao, trung bình cao
Tăng cường rà soát giao dịch với khách hàng liên quan đến các lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao, trung bình cao theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền của Việt Nam giai đoạn 2018-2022.
Luật Doanh nghiệp 2020 và toàn bộ VB hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Nhiệm vụ quản lý rủi ro rửa tiền đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty trung gian thanh toán giai đoạn 2024 – 2028 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
1.3. Những lưu ý trong quá trình thực hiện rà soát các giao dịch
Căn cứ quy định về báo cáo giao dịch đáng ngờ tại Mục 2 bài viết này, các tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài, các công ty trung gian thanh toán đặc biệt lưu ý trong quá trình thực hiện rà soát các giao dịch, nêu nghi ngờ hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tiền, tài sản trong giao dịch có liên quan đên các loại tội phạm nguồn có nguy cơ rửa tiền cao hoặc trung bình cao theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền của Việt Nam giai đoạn 2018-2022. Cụ thể bao gồm những nội dung sau đây:
(i) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội mua bán trái phép chất ma túy.
(iii) Tội tham ô tài sản.
(iv) Tội nhận hối lộ.
(v) Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
(vi) Tội trốn thuế.
(vii) Tội mua bán người, tội buôn lậu.
(viii) Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
(ix) Tội đánh bạc.
(x) Tội tổ chức đánh bạc.
(xi) Tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia.
(xii) Tội phạm về môi trường thì phải lập và gửi báo cáo giao dịch đăng ngờ cho Cục Phòng, chống rửa tiền.
1.4. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, triển khai biện pháp quản lý rủi ro rửa tiền
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền và nhằm triển khai các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp với rủi ro rửa tiền của quốc gia và tổ chức.
2. Quy định về báo cáo giao dịch đáng ngờ
Căn cứ khoản 1 Điều 26 và khoản 3 Điều 37 về báo cáo giao dịch đáng ngờ được quy định nưh sau:
2.1. Trường hợp phải báo cáo giao dịch đáng ngờ
Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Khi biết giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị kết án và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó. Việc xác định bị can, bị cáo, người bị kết án theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được xác định từ việc xem xét, thu thập và phân tích thông tin khi khách hàng, giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu đáng ngờ quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này và có thể từ các dấu hiệu khác do đối tượng báo cáo xác định.
…
2.2. Thời hạn báo cáo giao dịch đáng ngờ
Khi phát hiện giao dịch đáng ngờ do khách hàng yêu cầu có dấu hiệu liên quan đến tội phạm thì đối tượng báo cáo cần phải thực hiện báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện.
T. Hương (Nguồn: )