1. Thặng dư thương mại là gì?

Hiện nay, các văn bản pháp luật không định nghĩa cụ thể “Thặng dư thương mại là gì?”

Tuy nhiên, có thể hiểu thặng dư thương mại là một khái niệm kinh tế chỉ tình trạng một quốc gia xuất khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn so với lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.

Nói cách khác, khi giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu, quốc gia đó được cho là có thặng dư thương mại.

Thặng dư thương mại thường được coi là dấu hiệu của một nền kinh tế mạnh mẽ, bởi vì nó cho thấy khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Trên đây là giải đáp thắc mắc “Thặng dư thương mại là gì?”. Lưu ý nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.

>> Xem thêm các công việc pháp lý về hoạt động xuất nhập khẩu  (Mục 13)

Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan

thặng dư thương mại

Thặng dư thương mại là gì? 2 trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu bị từ chối (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

2. Hai trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu bị từ chối

Căn cứ Điều 14 , 02 trường hợp cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

(i) Người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn theo quy định tại Điều 12 .

(ii) Hàng hóa nhập khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước xuất khẩu thông báo về việc hủy chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của nước xuất khẩu.

Tóm lại, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu bị cơ quan hải quan từ chối khi nộp bổ sung chứng từ quá thời hạn hoặc hàng hóa nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu thông báo hủy chứng từ chứng nhận xuất xứ hoặc không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định.

3. Khi nào phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu?

Căn cứ khoản 1 Điều 10 , người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:

(i) Người khai hải quan muốn hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ tương tự.

(ii) Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

(iii) Hàng hóa quy định theo  tại Phụ lục V ban hành kèm  hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.

(iv) Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng.

Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về “Thặng dư thương mại là gì?” và 02 trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu bị từ chối theo .

T. Hương (Nguồn: )