Gác lại tấm bằng Kỹ sư nông nghiệp để về quê chăn nuôi

Tốt nghiệp với tấm bằng Kỹ sư khoa Nông học của Đại học nông lâm Thái Nguyên. Sau nhiều năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 2019 khi dịch covid 19 bùng nổ, với nguồn kháng sinh khan hiếm, sức khoẻ của cộng đồng cần được bảo vệ và tăng sức đề kháng. Một ý nghĩ về một nền nông nghiệp sạch được hình thành. Từ mô hình VAC truyền thống, chị đã phát triển thay đổi phương thức hoạt động một số mô hình kinh tế điển hình tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín giữa các khâu sản xuất.

Theo hướng tuần hoàn khép kín vì một nền nông nghiệp xanh. Mới đầu, gia đình chị đầu tư hơn 2 tỷ đồng xây dựng trang trại chăn nuôi an toàn sinh học sử dụng đệm lót sinh học xử lý chất thải trong chăn nuôi. Cứ thế, 1 trang trại chăn nuôi gà thương phẩm hình thành khởi đầu cho một hành trình xây dựng một mô hình nông nghiệp tuần hoàn của vợ chồng chị.

Chị Phạm Thị Hương trong khu trang trại gà
Chị Phạm Thị Hương trong khu trang trại gà

Để thực hiện ước muốn đó, chị tiếp tục xây dựng khu nhà thử nghiệm khoảng 500m2. Cũng là nơi đã trải qua biết bao mô hình trồng trọt với nhiều cây trồng trong nhà kính như dưa lưới, dưa chuột bao tử, hoa ly….

Khu nhà màng trồng nấm sò nâu của gia đình chị Phạm Thị Hương
Khu nhà màng trồng nấm sò nâu của gia đình chị Phạm Thị Hương
Khu nhà màng thử nghiệm trồng hoa ly
Khu nhà màng thử nghiệm trồng hoa ly

Sau 2 năm thử nghiệm, năm 2021, nhận thấy ở địa phương có nhiều hộ dân có ruộng canh tác kém hiệu quả, chị Hương đã quyết định thuê lại ruộng để thực hiện mô hình tuần hoàn của mình. Mô hình là sự kết hợp tuần hoàn từ chăn nuôi đến trồng trọt. Các mắt xích trong chuỗi tuần hoàn được chị lựa chọn rất cẩn thận đảm bảo tiêu chí vừa sản xuất kinh tế vừa là thực phẩm tốt cho người tiêu dùng. 

Khu chuyển đổi trồng nho hữu cơ của gia đình chị Phạm Thị Hương
Khu chuyển đổi trồng nho hữu cơ của gia đình chị Phạm Thị Hương

Với phương châm “SẠCH TỪ NÔNG TRẠI ĐẾN BÀN ĂN” các sản  phẩm sản xuất ra từ nông trại được khách hàng đón nhận và hướng tới. Mô hình đã cho lợi nhuận trên dưới 1 tỷ đồng mỗi năm. Đó cũng chính là năm chị chính thức thành lập Hợp tác xã nông trại hữu cơ Thái Bình.

Nữ chủ nông trại tuần hoànđến Vòng Chung kết toàn quốc Cuộc thi "Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp và chuyển đổi xanh"

Tháng 5 năm 2024, Chị Phạm Thị Hương vinh dự là 1 trong 2 nữ chủ đại diện cho phụ nữ tỉnh Thái Bình, lọt vào vòng chung kết khu vực Miền Bắc tham dự Cuộc thi: “Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp và chuyển đổi xanh”. Và đã đạt giải 2 khu vục miền Bắc. Tháng 9  năm 2024 dự án của chị, là dự án dầu tiên của Thái Bình (sau 7 năm tham gia cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp) lọt vào vòng chung kết quốc gia năm 2004.

Chị Phạm Thị Hương (áo dài xanh) khi tham gia Cuộc thi
Chị Phạm Thị Hương (áo dài xanh) khi tham gia Cuộc thi "Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp và chuyển đổi xanh" năm 2024

Trải qua nhiều tháng tham gia Cuộc thi, dự án của chị Phạm Thị Hương đã vinh dự là 1 trong 40 dự án được lựa chọn vào vòng Chung kết. Với cây, con vật nuôi, đang đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt, đây là dòng thực phẩm thiết yếu, an toàn, và được người tiêu dùng cao khắp nơi ưa chuộng. Mô hình nông nghiệp tuần hoàn xanh của chị đã được đánh giá cao trong tiến trình xanh hoá nông nghiệp.

Sau một năm đồng hành tham gia cuộc thi: “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024. Chị Phạm Thị Hương, đã gặt hái được nhiều thành quả và nhiều giải thưởng lên đến 30 triệu đồng như: Giải thưởng 10 triệu đồng dành tặng Phụ nữ tự tin làm kinh tế giỏi. Giải Nhì vòng chung kết toàn miền Bắc với giải thưởng 8 triệu đồng. Giải Khuyến khích vòng chung kết Quốc gia với giá trị 12 triệu đồng. Chị cũng đã nhận Bằng khen và giấy khen của Cuộc thi “Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp và chuyển đổi xanh” toàn quốc năm 2024.

Chị Phạm Thị Hương (đứng thứ 5 từ phải sang) khi nhận giải Khuyến khích tại Chung kết cuộc thi
Chị Phạm Thị Hương (đứng thứ 5 từ phải sang) khi nhận giải Khuyến khích tại Chung kết cuộc thi "Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp và chuyển đổi xanh" toàn quốc năm 2024
Chị Phạm Thị Hương (đứng ở giữa) cùng đoàn phụ nữ tỉnh Thái Bình tham dự Cuộc thị
Chị Phạm Thị Hương (đứng ở giữa) cùng đoàn phụ nữ tỉnh Thái Bình tham dự Cuộc thị "Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp và chuyển đổi xanh" toàn quốc năm 2024

Chị Phạm Thị Hương, xã Minh Hoà (Hưng Hà, Thái Bình) chia sẻ: “Tôi cảm thấy tự hào về những thành quả đạt được trong nhiều năm qua. Đó là sự nỗ lực học hỏi, lao động miệt mài không mệt mỏi của hai vợ chồng. Với biết bao hy sinh vượt lên nhiều khó khăn, thử thách trên bước đường khởi nghiệp. Có thể nói, đây là một giải thưởng danh giá mà tôi đã đạt được từ khi khởi nghiệp.

Vinh dự đó, tôi lại càng thêm động lực để bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn. Với kiến thức chuyên ngành, tự tin với những gì đã và đang gây dựng, tôi chắc chắn sẽ mở ra 1 hướng đi phát triển kinh tế nông nghiệp xanh bền vững, có giá trị.

Bên cạnh đó, mô hình nông nghiệp của tôi đang mở ra là khu trải nghiệm học tập cho các em học sinh tại các trường học trong toàn tỉnh. Từ đó tôi muốn lan toả ý thức cho thế hệ trẻ về bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liêu sống vì một thế giới xanh sạch đẹp có ý nghĩa. Đó cũng góp phần để các em sớm hình thành và có thêm kiến thức về tư duy nông nghiệp xanh hướng tới bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường sống của chúng ta.

Ảnh học sinh huyện Hưng Hà (Thái Bình) thăm quan trải nghiệm tại Khu vườn nho của chị Phạm Thị Hương
Ảnh học sinh huyện Hưng Hà (Thái Bình) thăm quan trải nghiệm tại Khu vườn nho của chị Phạm Thị Hương

Đặc biệt, tôi cũng sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức đối với những ai đam mê, khát vọng làm nông nghiệp xanh và xây dựng một nền nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh. Mọi người có thể đến thăm quan, học hỏi và cùng nhau phát triển.”

Phương Thuý