THCL Đến với nghề cũng cần có cơ duyên, nhưng trụ được với nghề thì phải bằng tất cả tâm huyết và tình yêu thương. Với cô giáo Nguyễn Thị Là (Giám đốc trung tâm LA’s Center) việc dạy học không chỉ là được sống và đam nghê với nghề, mà chị đã thổi một luồng gió mới vào những lớp học Anh ngữ của mình.
Một buổi học nấu ăn bằng tiếng anh tại trung tâm La's Centrer
Giúp trẻ nắm bắt kỹ năng sống
Cô giáo trẻ hơn 10 năm cầm phấn, từ bỏ “biên chế”, chị bung ra ngoài làm. Ban đầu, chị mở những lớp dạy tiếng anh tại nhà tiếp tục được gieo chữ. Sau một thời gian, chị đã thành lập trung tâm LA’s Center từ 5 tuổi đến hết cấp học phổ thông.
Theo đó, chương trình học trong năm sẽ là 50% giáo viên bản ngữ, 50% giáo viên nước ngoài. Tuy nhiên, chương trình này không gây áp lực cho trẻ, bởi các em sẽ được học ngữ pháp và giao tiếp. Trung tâm cũng không dạy ngữ pháp một cách thụ động, mà được truyền thụ thông qua những hoạt động, kỹ năng sống hàng ngày. Trung tâm sử dụng chính bài học ngữ pháp để đặt các con vào những tình huống thực tế. Theo chị, trong mỗi bài học, cấu trúc và từ mới sẽ giống như nguyên liệu chế biến món ăn. Đến giờ, giáo viên sẽ cùng các em dùng những nguyên liệu ấy chế biến thành những món ăn hoàn hảo hơn. Chị Là cho biết, mục tiêu đầu tiên khi học sinh hoàn thành những khoá học là các em sẽ có được kiến thức, kỹ năng sống, tự tin.
Buổi thuyết trình về dự án Sinh vật cảnh
Ví dụ với chủ đề đi siêu thị, thì chị phải dạy các con sâu hơn về từ mới, đưa ra cấu trúc để đi siêu thị cần nói cái gì. Với bất kỳ chủ đề nào cũng phải được chuẩn bị thật chu đáo trước giờ học. Học sinh sẽ được đóng vai người bán - người mua hàng và người chế biến món ăn, để được trải nghiệm thực tế, gần gũi với cuộc sống nhất. Nên những chương trình học của chị ngoài ngữ pháp, giao tiếp sẽ luôn song hành kỹ năng sống bằng tiếng anh.
Đơn cử như hè này đang có 1 câu lạc bộ về thuyết trình dành cho học sinh lớp 1. Nhiều người sẽ thắc mắc lớp 1 học thuyết trình cái gì? Nhưng đấy chính là cách học sinh thể hiện tình cảm, bộc lộ cảm xúc qua ánh mắt, cử chỉ, khẩu ngữ hình thể một cách thân thiện nhất, gần gũi nhất. Ví như ánh mắt khi thuyết trình nên để ở góc 45 độ trách đảo hoặc lắc, cách thể hiện trên nét mặt với những tình huống vui buồn, tức giận, ngạc nhiên qua từng ngữ cảnh giao tiếp. Kỹ năng quan sát, ý thức tự lập, tự giác, tính cẩn thận, nề nếp, lịch sự, quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Đã có những học sinh gần như phải dùng từ “căm thù” môn tiếng anh. Nhưng đến với chị chỉ sau 1 buổi thì tự tìm được cảm hứng cho môn học này. Buổi đầu các con có thể giằng co, nước mắt lã chã giữa mẹ và cô, thì đến buổi thứ 2 con tự đòi đi học, đấy là một thành công, là hạnh phúc của người làm nghề. Có những đứa trẻ khi bố mẹ gửi con đến có gọi chị trao đổi, rằng bé đã qua 4,5 trung tâm, nhưng đều học theo kiểu chống đối và chỉ được vài buổi là rút lui. Nhưng sau 1 buổi học với chị, các con về tự giác mang sách vở ra học. Cũng bởi, các con đã được truyền thụ kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó, không căng thẳng, dễ hiểu,…
Em Phương Thảo (học sinh lớp 8A trường THCS Thăng Long) chia sẻ: “Cô chính là người mẹ thứ 2 của chúng con. Cô mang lại sự yêu thích, đam mê, luôn yêu thương và xem học sinh như con ruột của mình. Cô truyền cho chúng con kiến thức một cách kỹ lưỡng, chu đáo qua sự trải nghiệm của những dự án hay, những giờ học thực tiễn và lý thú”.
Cái tâm của nghề giúp chị yêu trẻ như con. Lớp học hè của chị có bán trú, các con có thể ăn uống và nghỉ trưa ngay tại lớp học. Chị quan niệm, các con ở nhà bố mẹ nuôi như thế nào, yêu thương chăm sóc ra sao thì đến với lớp học của chị, các con được học, được dạy dỗ và chăm sóc y chang như vậy. Phần thưởng và động lực cho những nỗ lực không mệt mỏi của chị chính là sự trông đợi, hào hứng vào những giờ học của các con. Phản hồi từ phụ huynh học sinh bé Gia Linh lớp Kid4 thay lời cảm ơn: “Hôm nay ở lớp học, con đã có một buổi tối thật tuyệt vời. Con được học tiếng Anh, được cô dạy làm bánh, được nhận món quà vô cùng ý nghĩa từ cô. Gia đình tôi rất cảm động trước sự quan tâm và tình cảm của cô giành cho các con. Không những cô dạy các con kiến thức, cô còn dạy các con kỹ năng của cuộc sống”.
Nhiệt huyết với nghề
Chị Nguyễn Thị Là chia sẻ: “Được sống hết mình bằng nhiệt huyết, đam mê với tình yêu nghề cũng là một ưu ái mà cuộc sống dành cho mình. Tôi cũng đã đón nhận nó bằng tất cả khát vọng của tuổi trẻ, vượt qua những thách thức khó khăn trong nghề giáo mà mình đang theo đuổi”.
Với chị, vinh quang không nằm ở những tấm bằng khen, bảng thành tích cá nhân mà là những lứa học trò nối tiếp trưởng thành hơn. Giúp các em học sinh vững bước vào đời bằng nền tảng kỹ năng mềm mà chị đã truyền đạt.
Chị cho biết, đã dồn hết tâm huyết vào trung tâm LA’s Center, dù cũng có ý kiến chị dùng trung tâm để kinh doanh. Thế nhưng, thực tế chị có rất nhiều cơ hội “hái ra tiền” bằng kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng sống của mình. Nhưng chị nhận thấy bây giờ con trẻ thiếu đi kỹ năng sống, thiếu đi ý thức tự lập, tình cảm với nhau trong một lớp học. Chị muốn gửi một luồng gió mới vào trong môi trường nên lớp học không hẳn giống như những trung tâm mà sẽ gần gũi với con trẻ hơn theo hình thức một gia đình. Chị muốn phát triển nhiều hơn kỹ năng mềm, kỹ năng sống, văn hoá truyền thống cho trẻ theo phương thức “cho chữ nước ngoài”. “Nếu chỉ học tiếng anh thôi thì bây giờ rất nhiều phương tiện, phần mềm hỗ trợ, trung tâm trong và ngoài nước và những giáo viên giỏi có thể truyền thụ tốt hơn tôi. Với tôi, nó như là một nơi vừa chơi vừa học, vừa học vừa chơi, được tự do phát triển những kỹ năng, được thoải mái bộc lộ bản thân mình”, chị Là chia sẻ.
Tuệ Thư