Theo đó, trong 10 tháng đầu năm 2024, lực lượng QLTT tỉnh Bình Thuận đã kiểm tra 73 vụ, phát hiện và xử lý 36 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và buộc nộp lại số thu lợi bất hợp pháp hơn 1,64 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ vi phạm tăng 29 vụ và số tiền xử phạt vi phạm hành chính tăng 1,29 tỷ đồng.
Theo Cục QLTT tỉnh Bình Thuận, các hành vi vi phạm chủ yếu bị phát hiện và xử lý chủ yếu tập trung vào các lỗi: Không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không xây dựng, duy trì và áp dụng có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng theo quy định; tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép kinh doanh xăng dầu; không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật; không ghi tên thương nhân phân phối xăng dầu cung cấp xăng dầu trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu;…
Song song với công tác kiểm tra các đơn vị kinh doanh xăng dầu, lực lượng QLTT tỉnh Bình Thuận cũng đã kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền đến các đối tượng được kiểm tra.
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận cho biết, trong thời gian tới Cục sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Đồng thời kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp vi phạm, đồng thời phối hợp tốt với các lực lượng chức năng trên địa bàn trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, nhất là trong dịp cuối năm 2024 dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thành Nam