Bà Rịa - Vũng Tàu: Hiện thực hóa thành phố mới Phú Mỹ vào năm 2025
Thế mạnh công nghiệp, cảng biển
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Trần Văn Khánh cho biết: “30 năm trước, ngày 2/6/1994, Chính phủ ban hành Nghị định 45-CP về thành lập huyện Tân Thành (nay là TX. Phú Mỹ), huyện Châu Đức và thị xã Bà Rịa. Lúc bấy giờ, chiến lược tập trung xây dựng Phú Mỹ phát triển về công nghiệp, cảng biển, thương mại dịch vụ đã được Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu đặt ra. Việc quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp, hệ thống cảng biển, hệ thống giao thông được nhanh chóng thực hiện, trong đó có đề nghị đưa đường sắt về Phú Mỹ. Cùng với đó, tỉnh công bố nhiều chính sách thông thoáng kêu gọi hợp tác đầu tư. Tỉnh cũng đặt yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư có công nghệ tiên tiến, sử dụng ít lao động và không ô nhiễm môi trường”.
Hiện nay, thị xã Phú Mỹ có 9 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích hơn 4.700 ha. Các KCN trên địa bàn thu hút nhiều tập đoàn kinh tế, thương hiệu lớn trong và ngoài nước như: Tập đoàn Hyosung, CJ, Sam sung (Hàn Quốc), Marubeni (Nhật Bản), Tập đoàn Dầu khí, Hòa Phát, SMC, Hoa Sen…Tốc độ phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn Phú Mỹ trong những năm qua tăng bình quân 9,85%.
Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải tại Phú Mỹ hiện có 22/35 dự án cảng đã đưa vào khai thác, trong đó có 7 cảng Container với công suất 6,8 triệu TEUs/năm. Đây là cụm cảng nước sâu nằm trong top 19 cảng biển lớn nhất thế giới, cụm cảng duy nhất tại Việt Nam có các hãng tàu mẹ chuyên chở container đi trực tiếp đến châu Âu, châu Mỹ mà không phải trung chuyển qua nước thứ 3. Trở thành cụm cảng tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Năm 2023, Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải đứng vị trí thứ 7 xếp hạng về chỉ số CPPI (Container Port Performance Index – Chỉ số hoạt động cảng Container). Cụm cảng từng đón những siêu tàu Container lớn nhất thế giới với tải trọng trên 214.000 tấn và siêu tàu du lịch với chiều dài 347m, chiều cao 63m, gần 16 tầng.
Ông Nguyễn Văn Việt, Bí thư Thị ủy Phú Mỹ khẳng định: Việc hình thành các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp cùng với những chủ trương chiến lược của Chính phủ về xây dựng Trung tâm Khí – điện – đạm tại Phú Mỹ; xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu Thị Vải – Cái Mép đã tạo bước đột phá, đánh thức và khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Phát triển toàn diện
Từ một huyện xuất phát điểm là thuần nông, nhờ định hướng phù hợp, quyết định kịp thời, sau 30 năm thành lập, đến nay, tỷ trọng công nghiệp của Phú Mỹ chiếm 80,43% trong cơ cấu kinh tế; thương mại – dịch vụ chiếm 18,57%, nông, lâm, thủy sản chiếm 1%.
Để phục vụ cho sự phát triển về kinh tế - xã hội, QPAN như mục tiêu, định hướng và chiến lược Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra cho cả vùng Đông Nam Bộ, cũng như theo các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt, thì việc đầu tư hệ thống giao thông là yếu tố then chốt đang được tâp trung đẩy mạnh trên địa bàn thị xã Phú Mỹ bằng nguồn vốn Trung ương và tỉnh.
Đó là các dự án trọng điểm như: Cầu Phước An kết nối liên cảng tại Phú Mỹ với huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai và các tỉnh miền Tây; Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Dự án đường 991B kết nối QL 51 đến hạ lưu Cảng Cái Mép; Dự án đường Long Sơn – Cái Mép… Một loạt các tuyến đường liên huyện, thị, kết nối với ngoại tỉnh cũng đang được nâng cấp, mở rộng, như: Tuyến Mỹ Xuân – Ngãi Giao; đường DT991 nối dài, đường Hội Bài – Phước Tân, đường Bà Rịa – Châu Pha – Hắc Dịch…
Đặc biệt, vận tải đa phương thức cũng đang được thúc đẩy, kết nối hệ thống cảng biển tại đây với khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế, như: Sân bay quốc tế Long Thành, đường Vành đai 3, Vành đai 4 (TP. Hồ Chí Minh); Cao tốc Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Phan Thiết…và trong tương lai là Dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, hiện dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu…
Mục tiêu, định hướng xây dựng, phát triển của Phú Mỹ đã được nhất quán trên cơ sở Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị; Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng như quy hoạch chung thị xã Phú Mỹ đến năm 2045 được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt tại quyết định số 1084/QĐ-UBND, ngày 24/4/2024.
Trong đó nêu rõ: Thị xã Phú Mỹ trở thành thành phố cảng – công nghiệp – dịch vụ Logistics, cửa ngõ quan trọng trong giao lưu kinh tế của vùng, khu vực Đông Nam Á và quốc tế; là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đến năm 2025 xây dựng thị xã Phú Mỹ trở thành thành phố, đô thị loại II.
Tháng 6/2024 vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ban hành Quyết định phê duyệt chương trình phát triển đô thị thị xã Phú Mỹ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu nhằm cụ thể hóa các quy hoạch đã được phê duyệt.
Theo đó, Chương trình phát triển đô thị thị xã Phú Mỹ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được lập trong phạm vi toàn bộ địa giới hành chính hiện nay của thị xã Phú Mỹ, bao gồm 10 đơn vị hành chính phường, xã, tổng diện tích khoảng 33.302,1 ha.
Trong đó, khu vực nội thị dự kiến gồm 8 phường, trong đó 05 phường hiện hữu (Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước) và 03 phường sẽ thành lập mới (Tóc Tiên, Tân Hòa và Tân Hải). Khu vực ngoại thị gồm xã Châu Pha và Sông Xoài.
Đến năm 2025, phấn đấu xây dựng thị xã Phú Mỹ trở thành thành phố và được công nhận là đô thị loại II, trong đó phấn đấu đạt các tiêu chí về chất lượng hạ tầng của đô thị loại I; đóng vai trò là một cực phát triển quan trọng trong hệ thống đô thị của Vùng Đông Nam Bộ.
Không gian khu vực nội thị được chia thành 07 phân khu, trong đó phân khu đô thị khu đô thị trung tâm hành chính - chính trị - đa chức năng, khu đô thị trung tâm hiện hữu và phân khu kinh tế chính của đô thị, tập trung sản xuất công nghiệp – cảng – dịch vụ logistics, hậu cần cảng tập trung tại các phường, xã: Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Tân Phước, Phước Hòa, Tân Hòa và Tân Hải.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao UBND thị xã Phú Mỹ tổ chức thực hiện và phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan để triển khai thực hiện các nội dung của chương trình đảm bảo theo quy định của pháp luật; huy động nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: “Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng, tiền đề, định hướng để Phú Mỹ tập trung lãnh đạo, phát triển trong thời gian tới. Phú Mỹ có đầy đủ các điều kiện để phát triển thành một trung tâm kinh tế biển, với các tổ hợp cảng biển – Công nghiệp – Logistics tầm cỡ, nền tảng của một đô thị biển có năng lực cạnh tranh quốc tế bậc cao”.
Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng để thực hiện các mục tiêu đề ra: Đảng bộ, chính quyền thị xã Phú Mỹ bên cạnh tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, cần chuẩn bị nguồn lực đất đai (đất sạch) tạo tính sẵn sàng cho hoạt động thu hút và triển khai các dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn; đảm bảo các điều kiện để thúc đẩy nhanh triển khai các đề án theo quy hoạch để hình thành hệ thống cảng đặc biệt quốc gia, trung chuyển quốc tế và khu thương mại tự do.
Thanh Huyền
Bài liên quan
Bài viết khác
Bình Thuận: Thu nộp ngân sách hơn 1,64 tỷ đồng từ xử lý vi phạm kinh doanh xăng dầu
Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Thuận cho hay, trong 10 tháng đầu năm 2024, lực lượng của Cục đã phát hiện, xử lý 36 vụ vi phạm về xăng dầu, thu nộp ngân sách hơn 1,64 tỷ đồng.
Chuyên gia phân tích: Cái được và khó khăn khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam
Những nội dung mà các chuyên gia, nhà quản lý đưa ra gồm: Nguồn vốn, tốc độ, hiệu quả đối với nền kinh tế, xã hội…
Trà Vinh khởi công dự án hạ tầng hồ chứa nước ngọt hơn 1.330 tỷ đồng
Ngày 29/10, tại xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tổ chức lễ khởi công dự án hạ tầng hồ chứa nước ngọt dọc bờ sông Láng Thé với tổng mức đầu tư hơn 1.330 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án giai đoạn 1 từ nay đến hết năm 2026.
Hoàng Huy sẽ hoàn trả khu đất 3.500m2 vừa bị thanh tra
CTCP Tập đoàn Bất động sản CRV (công ty con của Tài chính Hoàng Huy - TCH) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ kế toán 1/4/2024 - 30/9/2024.
Thái Bình đấu giá khu đất hơn 2ha, giá khởi điểm gần 200 tỷ đồng
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thái Bình vừa ra thông báo đấu giá tài sản của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Kỹ thuật tài nguyên - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình.
Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có trên 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch số 301 về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2025.
Những tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương - Bài 1: Thừa Thiên Huế
Tại QĐ số 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, có 5 đô thị trực thuộc Trung ương, gồm: Thủ đô Hà Nội, TP. HCM (dự kiến đến 2030 là đô thị loại đặc biệt); Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng (dự kiến đến 2030 là đô thị loại I). Có 8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, BR-VT, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương (dự kiến đến 2030 là đô thị loại I).
Các khu vực cấm phân lô, bán nền tại Bình Dương
UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành quyết định quy định các khu vực chủ đầu tư dự án nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Đề xuất nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên
Sáng nay, thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thay mặt Chính phủ đọc Tờ trình, trong đó có đề xuất nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 10.000 tỷ đồng lên 30.000 tỷ đồng trở lên và các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C tăng lên 2 lần.
Khởi công dự án hạ tầng Khu Công nghiệp Trung Thành trong tháng 6/2025
Đó là mục tiêu của tỉnh Nam Định, được lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương có liên quan… thống nhất trong cuộc họp diễn ra vào chiều ngày 28/10.