76% người Việt chuộng hàng Việt (ảnh minh họa)76% người Việt chuộng hàng Việt (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, theo khảo sát của Nielsen, tỷ lệ trung bình toàn cầu lần lượt là 11% và 54%. 

 "Người tiêu dùng Việt ưu tiên dùng hàng Việt" vì họ biết rõ nguồn gốc và mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt. Điều này sẽ mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước. 

Người tiêu dùng Việt ngày càng tìm đến những sản phẩm được sản xuất trong nước với tiêu chuẩn an toàn, chất lượng. Gần 69% người Việt sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn, vượt xa mức mức trung bình toàn cầu là 49%.

Nielsen cho rằng, dịch bệnh COVID-19 đã làm thay đổi nhiều thói quen và hành vi của người tiêu dùng, cũng như tạo ra những xu hướng mới, từ việc chủ động mua sắm những sản phẩm an toàn cho sức khỏe cho đến việc trữ nguồn thức ăn thiết yếu tại nhà. 

Khi người tiêu dùng tìm kiếm sự bảo đảm về chất lượng sản phẩm thì một thương hiệu quen thuộc, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín là cách nhanh nhất để chạm đến nhu cầu này. 

Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam, Louise Hawley cho biết: Qua khảo sát, những sản phẩm có nguồn gốc Việt Nam, chất lượng, an toàn, giá thành phù hợp, nguồn gốc rõ ràng là rất quan trọng với người tiêu dùng Việt và có lợi thế hơn so với các sản phẩm ít quen thuộc. 

Tại Việt Nam (tháng 3, 4), giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã chứng kiến sự sụt giảm 12%, phần lớn đến từ kênh truyền thống.

Nguyên nhân là do thói quen người tiêu dùng thay đổi, khi chuyển sang tiêu dùng tại nhà thay vì ăn uống bên ngoài như trước đây.

Riêng kênh hiện đại chứng kiến xu hướng ngược lại, với sự tăng trưởng kéo dài liên tục từ đầu năm đến nay (tăng 23% trong giai đoạn này).

Người Việt có thể trì hoãn về du lịch hay các dịch vụ giải trí, nhưng ngành hàng FMCG vẫn có nhiều cơ hội phát triển, bởi sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hầu như không thể thay đổi.

Doanh số bán lẻ thường bị hạn chế trong các cuộc khủng hoảng, như dịch bệnh SARS (Trung Quốc), thảm họa Fukushima  (Nhật Bản) và MERS (Hàn Quốc). Tuy nhiên, ngành hàng FMCG và thị trường bán lẻ có xu hướng tăng trưởng trở lại như trước khi dịch, thậm chí có thể tăng trưởng tốt hơn.

Sự phục hồi và tăng trưởng của ngành bán lẻ Việt Nam có thể càng khả quan hơn, bởi chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt trong quý I/2020 vẫn duy trì ở mức cao, đứng tốp 4 trên thế giới. Niềm tin này giúp gia tăng kỳ vọng vào sức mua hàng hoá, thúc đẩy ngành bán lẻ tăng trưởng.

Nguyễn Kiên