Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp về “Xyanua là gì? Có được bán Xyanua trên thị trường không?”. Tuy nhiên, những nội dung khái niệm này chỉ mang tính chất tham khảo.
1. Xyanua là gì?
Giải đáp “Xyanua là gì?” như sau: Xyanua (cyanide) là một hợp chất hóa học chứa ion xyanua (CN⁻). Nó là một chất độc cực mạnh, có thể gây ra ngộ độc nghiêm trọng và tử vong nếu tiếp xúc hoặc tiêu thụ. Xyanua có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
- Xyanua kali (KCN): Thường được sử dụng trong ngành công nghiệp và khai thác vàng.
- Xyanua natri (NaCN): Cũng được dùng trong công nghiệp, đặc biệt trong quá trình chế biến kim loại.
Xyanua hoạt động bằng cách ức chế enzyme cytochrome c oxidase trong chuỗi hô hấp, ngăn cản tế bào sử dụng oxy, dẫn đến thiếu oxy và suy đa tạng.
Do tính chất độc hại của nó, xyanua được quản lý rất nghiêm ngặt trong các ứng dụng công nghiệp và y tế. Nếu có nghi ngờ về tiếp xúc với xyanua, cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Chương I Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng chất độc Xyanua ban hành kèm theo quy định như sau:
Axit xyanhydric và các muối xyanua tan của nó là chất độc rất mạnh, chỉ cần lượng chừng 50 mg là có thể giết chết một người. Tuy nhiên các muối kim loại của Axit xyanhydric lại có vai trò rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp:
- Công nghiệp mạ vàng, bạc, đồng hoặc các kim loại khác.
- Công nghiệp khai thác vàng-lấy vàng bằng phương pháp xyanua hoá.
- Công nghiệp sản xuất các pigmen mầu dùng cho ngành công nghiệp sơn, bột vẽ, dệt nhuộm cần các muối xyanua làm nguyên liệu.
- Công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu: xyanit canxi để diệt rệp và côn trùng trong nhà ở.
Trong y dược, axit xyanhydric được dùng ở dạng muối như Hg(CN)2 hay ở thể kết hợp như nước anh đào với tỷ lệ 1% HCN.
Xyanua là một chất loại cực độc nhưng nó lại được sử dụng phổ biến trong sản xuất, vì vậy nếu không có những quy chế chặt chẽ và có tính khả thi trong các khâu nhập khẩu, lưu thông phân phối, bảo quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm, xyanua có thể gây tác hại lớn cho môi trường và sức khoẻ con người.
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Giải đáp thắc mắc: Xyanua là gì; Có được bán Xyanua trên thị trường không (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
2. Có được bán Xyanua trên thị trường không?
Căn cứ Điều 18 và Phụ lục III ban hành kèm theo thì Xyanua không thuộc danh mục hóa chất cấm. Pháp luật không quy định về việc cấm kinh doanh, buôn bán Xyanua trên thị trường.
3. Cách cấp cứu, điều trị khi ngộ độc axit xyanhydric và các xyanua tan
- Nếu bị ngộ độc bằng đường hô hấp: đưa bệnh nhân ra khỏi vùng nhiễm độc, người làm cấp cứu phải đeo mặt nạ đề phòng. Tiến hành ngay hô hấp nhân tạo, cho thở ô xy hoặc cacbongen để loại nhanh chất độc qua đường phổi. Tiêm các thuốc trợ tim như Caphein campho, niketamit. Nếu đã truỵ tim, tiêm thẳng vào tim ubain.
Đồng thời với việc làm các cấp cứu, vãn hơi, hô hấp tế bào cần tiến hành:
+ Tiêm tĩnh mạch glutation liều 0,01
+ Tiêm các chất tạo nên methemoglobin.
Cũng có thể điều trị bằng các chất tạo nên methemoglobin khác:
+ Tiêm tĩnh mạch 5-10ml dung dịch 2-3% natrinitrit sau đó tiêm tiếp vài lần nữa (liều không quá 1-1,5g).
+ Tiêm tĩnh mạch 50ml dung dịch xanh metylen.
Ngoài ra có thể dùng các thuốc chuyển HCN thành chất không độc như tiêm natri tiosunphat (20ml dung dịch 25% vào tĩnh mạch) có thể tới 200ml.
- Nếu ngộ độc qua đường tiêu hoá thì dùng với apomocphin để gây nôn. Rửa dạ dày với dung dịch 2% KMnO4, hoặc với pehyrol và cấp cứu như đã nêu trên.
(Tiết 3.3 Chương I Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng chất độc Xyanua ban hành kèm theo ).
T. Hương (Nguồn: )