Theo ông Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá dầu thế giới phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung từ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Nga, Iran cũng như những triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế lớn trên thế giới, biến động địa chính trị thế giới.

Hiện các ngân hàng trung ương như Mỹ, Châu Âu được dự báo tiếp tục tăng lãi suất, việc này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế thế giới.

Ngoài ra, Iran có thể tăng thêm nguồn cung 1 triệu thùng dầu/ngày. Đó là những yếu tố cho thấy giá dầu vẫn có khả năng giảm trong thời gian từ nay đến cuối năm.

Tính từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng dầu đã trải qua 23 lần điều chỉnh, trong đó có 15 lần tăng, 8 lần giảm. Hiện giá dầu diesel và dầu hỏa đã tăng khoảng 7.000 đồng/lít so với đầu năm (tăng 38,12%). Trong khi đó, xăng RON 95 và E5 RON 92 đã giảm về mức tương đương đầu tháng 01/2022.

"Để kiểm soát lạm phát và đưa nền kinh tế tăng trưởng vẫn cần tính toán các dư địa để tiếp tục giảm thuế, phí trong giá bán lẻ xăng dầu. Đồng thời cân nhắc giảm thuế VAT với mặt hàng xăng dầu đến hết năm 2022 và thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu như kinh nghiệm của các nước", ông Tuấn Anh đề xuất.

Theo tính toán, nếu giá dầu thô thế giới bình quân năm 2022 ở mức 100-125 USD/thùng thì xăng dầu trong nước tăng bình quân từ 40-75%.

Hải Dương (t/h)