Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp các vấn đề: “Thẻ Napas là gì? Mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ xử lý thế nào?”. Tuy nhiên, những nội dung khái niệm này chỉ mang tính chất tham khảo.
1. Thẻ Napas là gì?
Pháp luật hiện hành không có quy định về "Thẻ Napas là gì?", tuy nhiên có thể hiểu thẻ NAPAS là viết tắt của cụm từ National Payment Services - tên tiếng Anh của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam.
Thẻ Napas là thẻ thanh toán nội địa, được phát hành bởi hệ thống Napas, một đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử tại Việt Nam.
Thẻ này cho phép người dùng thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến và tại các điểm chấp nhận thẻ, như siêu thị, cửa hàng, và các dịch vụ trực tuyến.
Quý khách hàng xem thêm:
Toàn văn Luật Các tổ chức tín dụng và toàn bộ VB hướng dẫn có hiệu lực từ 01/7/2024 |
[TIỆN ÍCH] Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp (cập nhật mới thường xuyên) |
Thẻ Napas là gì; Cách xử lý khi mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
2. Mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 18 quy định về cách xử lý khi bị mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ như sau:
Khi bị mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ, chủ thẻ cần phải thông báo ngay lập tức cho tổ chức phát hành thẻ.
Khi tổ chức phát hành thẻ nhận được thông báo của chủ thẻ, cần phải thực hiện ngay việc khóa thẻ và phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm ngăn chặn các rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra. Đồng thời, thông báo lại cho chủ thẻ được biết.
Sau khi thực hiện khóa thẻ, tổ chức phát hành thẻ hoàn thành việc xử lý thông báo nhận được từ chủ thẻ không quá 05 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc 10 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do tổ chức thẻ quốc tế cấp kể từ ngày nhận được thông báo của chủ thẻ.
Trong trường hợp thẻ bị lợi dụng, gây ra thiệt hại, tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ phân định trách nhiệm và thương lượng cách xử lý hậu quả. Trường hợp hai bên không thống nhất thì việc xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Thẻ sẽ bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Thẻ sẽ bị thu hồi trong các trường hợp cụ thể dưới đây theo quy định tại Điều 7 như sau:
(i) Thẻ giả.
(ii) Thẻ sử dụng trái phép.
(iii) Phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật.
(iv) Các trường hợp thu hồi thẻ khác được thỏa thuận tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.
4. Trên thẻ sẽ gồm có những thông tin nào?
Cụ thể về các thông tin in trên thẻ thực hiện theo quy định của Điều 11 , bao gồm:
Điều 11. Thông tin trên thẻ
1. Thông tin in trên thẻ vật lý phải bao gồm các yếu tố sau:
a) Tên TCPHT (tên viết tắt hoặc logo thương mại của TCPHT). Trường hợp trên thẻ có in tên viết tắt hoặc logo thương mại của nhiều tổ chức (bao gồm TCPHT, tổ chức hợp tác phát hành thẻ với TCPHT, tổ chức chuyển mạch thẻ, TCTQT và các đơn vị liên quan), tên viết tắt hoặc logo thương mại của tổ chức hợp tác không lớn hơn tên viết tắt hoặc logo thương mại của TCPHT, thông tin trên thẻ cần thể hiện rõ bằng tiếng Việt nội dung thẻ này được phát hành bởi TCPHT;
b) Tên tổ chức chuyển mạch thẻ mà TCPHT là thành viên (tên viết tắt hoặc logo thương mại của tổ chức chuyển mạch thẻ) trừ trường hợp thẻ không có tính năng giao dịch thông qua dịch vụ chuyển mạch thẻ của tổ chức chuyển mạch thẻ;
c) Tên hoặc nhãn hiệu thương mại của thẻ (nếu có);
d) Họ, tên đối với chủ thẻ là cá nhân; tên tổ chức đối với chủ thẻ là tổ chức và họ, tên của cá nhân được tổ chức ủy quyền sử dụng thẻ. Quy định này không áp dụng đối với thẻ trả trước vô danh.
2. Ngoài các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, TCPHT được quy định thêm các thông tin khác in trên thẻ nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Khi phát hành thẻ đồng thương hiệu, TCPHT phải đảm bảo việc sắp xếp logo thương mại của tổ chức chuyển mạch thẻ Việt Nam và TCTQT hoặc tổ chức chuyển mạch thẻ của quốc gia khác không có sự phân biệt đối xử giữa các tổ chức (logo phải có cùng kích cỡ, được đặt trên cùng mặt thẻ).
H. Thủy Hương (Nguồn: )