Cụ thể, trong tổng số người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhóm lao động phổ thông không có bằng cấp, chứng chỉ nghề chuyên môn chiếm tỷ trọng cao nhất.
Nghề nghiệp của người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tập trung chủ yếu ở một số nghề như thợ may, thêu và các thợ có liên quan chiếm 46,22%; kỹ thuật viên điện tử 13,13%; thợ lắp ráp 9,25%; thợ hàn 6,25%... Đối tượng người lao động đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất từ 25-40 tuổi.
Theo đại diện của Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa cho biết, hiện người lao động đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp có 2 nhóm là tự nghỉ việc hoặc doanh nghiệp cho nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch bệnh, trong số đó, số người lao động bị mất việc do dịch chiếm hơn 60%.
Hiện, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa đang phối hợp với các trường nghề để tư vấn học nghề cho người lao động; thu thập thông tin về thị trường để nắm bắt, cập nhật tình hình biến động lao động, khai thác vị trí việc làm trống để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.
HT