Xuất khẩu 08 tháng của Việt Nam năm 2022 tăng 17,3%, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái tăng tới 21,9%. Qua đó có thấy, tăng trưởng xuất khẩu năm nay kém hơn năm ngoái, nguyên nhân do xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giảm mạnh, nhất là các mặt hàng điện tử do đứt gãy chuỗi cung ứng, trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI.

Ảnh minh họa internet
Ngành công nghiệp phục hồi nhanh, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng cao. Ảnh minh họa internet.

Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản 08 tháng đầu năm năm lại khá tốt, dù Trung Quốc đang kẹt bởi chính sách zero Covid-19, nhưng xuất khẩu nông sản chính gạch Việt Nam sang Trung Quốc vẫn rất tốt tốt.

Từ nay đến cuối năm, dự báo xuất khẩu của khu vực FDI có thể phục hồi nhẹ, nhưng nói chung vẫn nằm trong tình trạng khó khăn, do các quốc gia lớn như: Châu Âu, Trung Quốc, Mỹ dự báo kinh tế tăng chậm khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Do đó, xuất khẩu vẫn gặp khó khăn, tình trạng này có thể kéo dài đến nửa đầu năm 2022.

Tăng trưởng thì như vậy, nhưng GDP cả năm nay xét về giá trị tuyệt đối thì chỉ hơn trước thời điểm dịch một chút, không đáng kể. Về việc làm cho người lao động cũng tăng không nhiều, doanh nghiệp vẫn cho biết họ đang gặp khó khăn về tài chính, nên nới room tín dụng cho các ngân hàng theo tôi là cần thiết, nó sẽ tạo ra chính sách hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa nhận định: Điểm sáng kinh tế Việt Nam tập trung ở nhiều lĩnh vực. Trong đó, ấn tượng là lĩnh vực công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu. Về ngành công nghiệp phục hồi nhanh, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 08/2022 tăng cao, ước tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó chỉ số sản xuất của ngành chế biến chế tạo tăng 16,2%. Tính chung 08 tháng năm 2022, chỉ số IIP tăng 9,4%, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao như: Sản xuất đồ uống tăng 26,8%; sản xuất trang phục tăng 22,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 18,5%...

Công Huy (t/h)