1. Phải có quy chế chi tiêu nội bộ mới được thanh toán chi phí cho ban quản lý dự án?

Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 9 , hồ sơ tạm ứng vốn, hồ sơ thanh toán (gửi từng lần khi có đề nghị tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành) đối với trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý một dự án hoặc chủ đầu tư ủy thác toàn bộ quản lý dự án cho ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực:

(i) Hồ sơ tạm ứng vốn gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn (), Chứng từ chuyển tiền ().

(ii) Hồ sơ thanh toán gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn (), Chứng từ chuyển tiền (), Giấy đề nghị thu hồi tạm ứng (đối với trường hợp thu hồi tạm ứng, ), các hồ sơ có liên quan khác theo quy định của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước đối với hồ sơ thanh toán các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước từ tài khoản dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, hồ sơ thanh toán các khoản chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất.

Như vậy, khi gửi hồ sơ yêu cầu thanh toán chi phí cho ban quản lý dự án thì chủ đầu tư cần nộp những loại giấy tờ:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn.

- Chứng từ chuyển tiền.

- Giấy đề nghị thu hồi tạm ứng.

- Các hồ sơ có liên quan khác theo quy định.

Theo đó, khi yêu cầu thanh toán chi phí không phải nộp kèm theo quy chế chi tiêu nội bộ.

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất theo Nghị định 115/2024/NĐ-CP
Mẫu Bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 115/2024/NĐ-CP
Hướng dẫn lập hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất theo Nghị định 115/2024/NĐ-CP

dự án

Phải có quy chế chi tiêu nội bộ mới được thanh toán chi phí cho ban quản lý dự án (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Tạm ứng vốn cho dự án đầu tư được thực hiện theo những nguyên tắc nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 10 , việc tạm ứng vốn phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

(i) Đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng:

- Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực và chủ đầu tư đã nhận được bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu (đối với trường hợp phải có bảo lãnh tạm ứng) với giá trị tương đương của khoản tiền tạm ứng. Riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng, trường hợp có giải phóng mặt bằng thì phải có kế hoạch giải phóng mặt bằng hoặc biên bản bàn giao mặt bằng (toàn bộ hoặc một phần) của tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng giao cho chủ đầu tư theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

- Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng, mức thu hồi tạm ứng từng lần, thời điểm thu hồi tạm ứng từng lần và các nội dung khác đảm bảo việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định phải được ghi cụ thể trong hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ đầu tư dự án, tiến độ thực hiện hợp đồng và khối lượng thực hiện theo từng năm. Mức vốn tạm ứng và số lần tạm ứng được phân định cụ thể theo từng năm phù hợp với tiến độ thực hiện hợp đồng trong năm tương ứng (nếu có).

- Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn, chủ đầu tư có thể tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng đảm bảo tổng mức vốn tạm ứng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng và không vượt mức vốn tạm ứng tối đa quy định tại Mục 3 dưới đây.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý và tuân thủ theo đúng quy định tại Mục 3 dưới đây, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm thu hồi đủ số vốn đã tạm ứng.

(ii) Đối với công việc thực hiện không thông qua hợp đồng hoặc thực hiện thông qua hợp đồng của dự án không có cấu phần xây dựng:

- Đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng của dự án không có cấu phần xây dựng, việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực và chủ đầu tư đã nhận được bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu (đối với trường hợp phải có bảo lãnh tạm ứng) với giá trị tương đương của khoản tiền tạm ứng; mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng, mức thu hồi tạm ứng từng lần, thời điểm thu hồi tạm ứng từng lần và các nội dung khác đảm bảo việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định phải được ghi cụ thể trong hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ đầu tư dự án, tiến độ thực hiện hợp đồng và khối lượng thực hiện theo từng năm. Mức vốn tạm ứng và số lần tạm ứng được phân định cụ thể theo từng năm phù hợp với tiến độ thực hiện hợp đồng trong năm tương ứng (nếu có).

- Đối với công việc thực hiện không thông qua hợp đồng, việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi dự toán chi phí thực hiện công việc hoặc phương án giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư.

- Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn, chủ đầu tư có thể tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần đảm bảo tổng mức vốn tạm ứng không vượt mức vốn tạm ứng tối đa quy định tại Mục 3 đưới đây.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý và tuân thủ theo đúng quy định tại Mục 3, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm thu hồi đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định.

3. Mức vốn được tạm ứng

Căn cứ khoản 3 Điều 10 , chủ đầu tư dự án được tạm ứng vốn theo mức vốn được quy định như sau:

(i) Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng (bao gồm hợp đồng xây dựng và hợp đồng của dự án không có cấu phần xây dựng):

Tổng mức vốn tạm ứng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư đảm bảo không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng (bao gồm cả dự phòng nếu có). Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Người quyết định mức tạm ứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và quản lý việc sử dụng số vốn tạm ứng đúng quy định.

(ii) Đối với công việc thực hiện không thông qua hợp đồng:

- Tổng mức vốn tạm ứng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư đảm bảo không vượt quá 30% dự toán chi phí cho khối lượng công việc thực hiện được duyệt. Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Người quyết định mức tạm ứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và quản lý việc sử dụng số vốn tạm ứng đúng quy định.

- Mức vốn tạm ứng đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: mức vốn tạm ứng theo kế hoạch, tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chủ đầu tư trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì căn cứ vào hồ sơ tài liệu liên quan để chi trả cho người thụ hưởng; trường hợp đơn vị, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi trả thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mở tài khoản tiền gửi tại cơ quan kiểm soát, thanh toán để tiếp nhận vốn tạm ứng do chủ đầu tư chuyển đến để thực hiện chi trả.

- Mức vốn tạm ứng đối với chi phí quản lý dự án không vượt quá dự toán chi phí quản lý dự án và dự toán chi phí quản lý dự án năm kế hoạch (trường hợp chủ đầu tư, ban quản lý dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án hàng năm) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

T. Hương (Nguồn: )