Sẽ oằn lưng… “cõng” VAT
Câu chuyện ngân sách lại nóng bỏng, sau khi Bộ Tài chính đề xuất tăng loạt sắc thuế, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng - tăng từ 10 lên 12%. Câu hỏi đặt ra: Tại sao không giảm chi, mà lại cứ đòi tăng thu để bù đắp cho ngân sách thiếu hụt, nợ công tăng cao?
Ngân sách hụt hơi
Theo nhiều chuyên gia, bản chất của hàng loạt đề xuất sửa 5 luật thuế vừa rồi từ Bộ Tài chính, vẫn là nhằm tăng thu ngân sách, khiến gánh nặng thuế của người tiêu dùng chồng chất hơn, cho dù cơ quan này có lập luận vì lý do nào chăng nữa?
Trả lời phỏng vấn mới đây, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thẳng thắn chỉ ra gánh nặng khổng lồ mà ngân sách phải cáng đáng để chi lương cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Bà Lan nói: “Bộ máy nhà nước hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ NSNN, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước.
Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương từ ngân sách thì con số này lên tới 11 triệu người.
Chia sẻ về điều này, ông Vũ Thành Tự Anh (Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright) đã chỉ ra một trong những lý do khiến ngân sách “hụt hơi” là do chi thường xuyên tăng với tốc độ chóng mặt, trung bình lên tới 19,6% trong giai đoạn 2003 - 2015. Tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách (không kể chi trả lãi nợ vay) đã tăng từ 57,4% vào năm 2003, lên đến 80% theo ước tính lần đầu của ngân sách 2015.
“Tất cả đều cho thấy, chi thường xuyên đang tăng rất nhanh trong 5 năm trở lại đây. Đó là lý do chính khiến cho ngân sách hụt hơi, làm cho tình thế “tiến thoái lưỡng nan” của Chính phủ ngày càng trở nên trầm trọng”, ông Tự Anh nhận định.
Trả lời báo chí, Chuyên gia kinh tế, TS. Bùi Trinh thẳng thắn: Cần thắt chặt chi tiêu ngân sách, cái gì cần chi tiêu thì phải xem xét tính hiệu quả của nó một cách thực chất nhất. Vì nếu thâm hụt ngân sách, người ta sẽ nghĩ ra mọi cách để tận thu, có thể dẫn đến suy kiệt DN, bào mòn sức chịu đựng của người dân, từ đó làm suy yếu nền kinh tế.
Là người tiêu dùng cuối cùng, thuế tăng lên bao nhiêu thì họ là người gánh chịu hết
Dân nghèo đừng lo…?
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, người nghèo mua rau dưa ở chợ không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), vì thế tăng thuế VAT lên 12% thì người nghèo không bị ảnh hưởng.
Theo ông Thi, thông tin nói mớ rau 500 đồng, nếu tăng thuế thì làm rau tăng giá. Rau, thịt có chịu thuế VAT đâu? Như vậy, những mặt hàng không chịu thuế VAT, dù VAT tăng bao nhiêu cũng không ảnh hưởng gì…
Mới đây, một số lãnh đạo Bộ Tài chính lên tiếng phản bác lại quan điểm tăng thuế VAT là đẩy gánh nặng cho người nghèo. Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, tăng thuế VAT không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo khi rau, thịt không phải là mặt hàng chịu thuế VAT. Lập luận này, khiến nhiều người không đồng tình.
Thực tế, việc Bộ Tài chính đòi tăng thuế VAT lần này khiến nhiều DN, người tiêu dùng lo lắng.
Trao đổi với báo chí, TS. kinh tế Bùi Trinh còn cho biết, việc Nhà nước giảm thuế thu nhập, nhưng tăng những thuế khác đánh vào người tiêu dùng như thuế VAT - là một hình thức “đứng về phía người giàu và đẩy gánh nặng thuế lên vai toàn dân”.
Chẳng hạn, chi phí sinh hoạt của một gia đình có hai vợ chồng và hai con, chắc chắn sẽ tăng đáng kể nếu cùng lúc VAT của các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu đều “nhảy” thuế. Đầu tiên là nước sạch, từ 5% tăng lên 12%, điện, từ 10% tăng lên 12%; các loại rau, hoa quả hay chi phí thuốc chữa bệnh, dịch vụ vắc xin... từ 5% tăng lên 6%; đồ uống, nước ngọt, quần áo, xăng, dầu, chi phí vận tải... đều tăng VAT từ 10% lên 12%. Như vậy, tất cả sẽ đổ lên đầu người dân, trong khi mức giảm thuế thu nhập theo đề xuất của Bộ sẽ chẳng thấm vào đâu, bởi chưa chắc hai vợ chồng họ được ở diện phải đóng thuế.
Trước đó, người dân đã “oằn lưng” với thuế tiêu thụ đặc biệt của xăng - mặt hàng thiết yếu. Với đề xuất của Bộ Tài chính là nâng khung thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này từ mức 1.000 - 4.000 đồng lên 3.000 - 8.000 đồng. Như mọi khi, cơ quan nắm giữ “túi tiền quốc gia” vẫn lập luận rằng, việc này là vì lợi ích quốc gia, vì mục tiêu bảo vệ môi trường.
Nên cân nhắc kỹ
Ông Nguyễn Văn Được, Giám đốc Công ty Tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng: Nếu buộc phải tăng thuế VAT từ 10% lên 12%, thì chỉ nên áp dụng đối với những hàng hóa nào xa xỉ, đánh vào nhà giàu như ô tô, xe máy 150 phân khối, thuốc lá, rượu bia, bất động sản... Như thế mới thu được nhiều, ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền người giàu. Nếu tăng đồng loạt tất cả lên 10 - 12% thì chưa phù hợp.
“Tóm lại, nếu thuế VAT tăng với hàng hóa xa xỉ thì tôi đồng tình, nhưng nếu tăng với nhu yếu phẩm thì không nên”, ông Được góp ý.
Giám đốc một DN kinh doanh gas nhìn nhận: “Thuế VAT nâng từ 10% lên 12% - sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, chứ không phải cá nhân ai. Vì đây là thuế gián thu, cho nên người tiêu dùng phải chịu. Nó sẽ tác động đến an sinh xã hội là chính. Thực tế, nếu tính đơn lẻ từng mặt hàng phổ thông như điện, nước thì mức tăng thuế giá trị gia tăng thêm 2% là không đáng kể. Ví dụ, 1 bình gas đang bán 330.000, thì nếu thuế giá trị gia tăng nâng thêm 2%, mỗi bình gas sẽ có giá bán tăng thêm 6.000 đồng. Thế nhưng, với những mặt hàng có giá trị lớn thì chỉ 2% thôi, cũng tác động không nhỏ đến giá cả hàng hóa”.
Theo giám đốc một DN kinh doanh ô tô: Với DN nhập khẩu ô tô như chúng tôi, thuế VAT còn liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT nâng lên thì thuế tiêu thụ đặc biệt cũng tăng lên theo. Đương nhiên khi thuế tăng thì giá sản phẩm cao lên, sợ rằng sẽ bán ô tô khó hơn.
Các chuyên gia lên tiếng, thay vì tìm cách tăng thuế, một giải pháp quan trọng không kém đó là cải thiện công tác thu thuế, hiện đang thất thu rất lớn. Cần tăng cường năng lực công tác thu thuế cho mạnh lên để đảm bảo nguồn thu. Điều đó tốt hơn nhiều so với việc thay đổi chính sách, điều chỉnh các chính sách thuế, nhất là trong giai đoạn cần ổn định vĩ mô, vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến DN và người dân.
Ông Chung Thành Tiến, chuyên gia của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cho rằng: Tất cả đều ảnh hưởng hết, không thể nói là không ảnh hưởng. Bất kì người dân nào, không phải là DN, thì đều là đối tượng chịu thuế VAT vì đó là thuế gián thu. Họ là người tiêu dùng cuối cùng, thuế tăng lên bao nhiêu thì họ chính là người gánh chịu.
Bùi Quyền
Tin mới
Tọa đàm xây dựng tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Sáng 19/9, Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm trao đổi về xây dựng tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).
Việt Nam và Vương quốc Anh tăng cường hợp tác về trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao
Việt Nam và Vương quốc Anh nhất trí tăng cường hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ cao và đổi mới sáng tạo, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Việt Nam là nhà cung cấp gạo lớn thứ hai cho Indonesia
Theo số liệu mới do Cơ quan BPS công bố, từ tháng 1 đến tháng 8/2024, Indonesia đã nhập khẩu 3,05 triệu tấn gạo trị giá 1,91 tỷ USD. Con số này tăng hơn 121% so với cùng kỳ năm ngoái và đóng góp 1,5% vào tổng lượng nhập khẩu phi dầu khí của Indonesia.
Chứng khoán phiên sáng 19/9: Động lực từ Fed là chưa đủ
Phút hứng khởi trôi qua khá nhanh nhờ hiệu ứng từ việc Fed cắt giảm lãi suất. Giao dịch trở lại trạng thái thận trọng, giằng co với biên độ hẹp đã quay trở lại với thị trường.
Bế mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX, năm 2024
Sáng 19/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực tổ chức lễ bế mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX, năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc xin sởi
Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin sởi, nhằm cơ bản hoàn tất bao phủ cho trên 95% dân số cảm nhiễm trong tháng Chín để kiểm soát dịch bệnh.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9