Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nợ công ngày càng tăng nhanh, ai quản?

Dự toán chi ngân sách nhà nước (NSNN) được Quốc hội quyết định 1.177.100 tỉ đồng, nhưng quyết toán 1.265.625 tỉ đồng, vượt 88.525 tỉ đồng (vượt 7,52% dự toán). Con số chi vượt dự toán được cập nhật này phá vỡ kỷ lục vượt chi 85.770 tỉ đồng (vượt 7,3% dự toán) mà Chính phủ báo cáo Quốc hội khóa 13 vào tháng 3/2016.

Bộ trưởng Tài chính chỉ ra, chỉ tính riêng quy mô dư nợ nước ngoài của Chính phủ (trong đó vay ODA, vay ưu đãi chiếm trên 94%) đến cuối năm 2015 so với cuối năm 2001 đã tăng 6,5 lần. Các khoản nợ tập trung vào 3 nhà tài trợ chính: Ngân hàng Thế giới tăng 11,5 lần (23.900 tỉ đồng tăng lên 274.200 tỉ đồng); Ngân hàng Phát triển Châu Á tăng 20,3 lần (7.500 tỉ đồng lên 151.100 tỉ đồng); Nhật Bản tăng 6,8 lần (35.900 tỉ đồng lên 243.900 tỉ đồng).

Nợ công ngày càng tăng nhanh, ai quản? - Hình 1

Ảnh minh họa

Tổng kết về NSNN nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, ông Phùng Quốc Hiển, nay là Phó chủ tịch Quốc hội cho rằng, bội chi NSNN năm sau cao hơn năm trước, nợ công ngày càng tăng nhanh và đang tiệm cận đến mức trần cho phép. Trong đó, nợ Chính phủ đã vượt trần lên mức 50,3% GDP vào cuối năm 2015 và đặc biệt là kỷ luật, kỷ cương tài khóa và các nguyên tắc cân đối, quản lý tài chính - ngân sách chưa được chấp hành nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh cho rằng quản lý nợ công là việc làm cần thiết. Nhưng điều quan trọng hơn, phải làm sao gắn việc quản lý nợ công với trách nhiệm quản lý các khoản nợ, cũng như quản lý việc vay nợ.

“Công tác quản lý nợ công cũng chính là quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, nên Luật Quản lý nợ công cần phải gắn chặt với Luật Quản lý đầu tư công năm 2015”.

Tuy nhiên, mặc dù nợ công đang ở mức cao nhưng với các khoản vay nước ngoài phần lớn đều là vay dài hạn, với lãi suất ưu đãi, hiện tại nợ công không gây sức ép cho NSNN về nghĩa vụ trả nợ đến hạn. Theo Bộ Tài chính hiện các chỉ số nợ của Việt Nam đang ở mức an toàn và nợ công đang được quản lý chặt chẽ theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Các khoản nợ trong nước và nước ngoài đều được thanh toán đầy đủ, không có nợ xấu. Hàng năm, NSNN  bố trí trả nợ từ 14 -16% tổng số thu ngân sách (giới hạn cảnh báo là dưới 30%), bằng khoảng 4,5% xuất khẩu (giới hạn cảnh báo là dưới 15%). 

Để khắc phục hạn chế trong quản lý rủi ro đối với nợ công, theo Bộ trưởng Tài chính, dự luật ngoài việc có các điều khoản cụ thể về quản lý rủi ro tín dụng cho vay lại. Về quản lý rủi ro bảo lãnh Chính phủ, còn quy định các nội dung cụ thể hướng dẫn quản lý và xử lý rủi ro đối với nợ công, từ việc nhận diện rủi ro, phân loại rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, biện pháp xử lý khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến nợ công.

Dự luật cũng quy định điều kiện được vay lại gồm: Tình hình tài chính lành mạnh; nợ quá hạn không quá 5%; đáp ứng các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định; tổng mức dư nợ vay lại chịu rủi ro tín dụng không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu thực có của từng tổ chức tài chính - tín dụng tại thời điểm xem xét cho vay lại….

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định nhằm phân định rõ hơn việc phân cấp thẩm quyền gắn với trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý, đối tượng, điều kiện cấp bảo lãnh, kiểm soát rủi ro đối với bảo lãnh Chính phủ, vay về cho vay lại vốn vay nước ngoài; trách nhiệm của tổ chức thẩm định...

Báo cáo cũng nêu đa số ý kiến thống nhất nội dung không tính vào nợ công các khoản nợ NHNN Việt Nam phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ, nợ tự vay tự trả của Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), của đơn vị sự nghiệp công lập.

Cũng theo báo cáo thẩm tra, việc không trả được nợ nước ngoài của DNNN có thể ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm của quốc gia và trên thực tế đã có trường hợp Nhà nước phải trả nợ thay. Do đó, đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định nhằm tăng cường quản lý, giảm thiểu rủi ro đối với khoản nợ này.

Dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi đã đưa vào những điều khoản rất chi tiết cho phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, kể cả Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Chính phủ, và các luật ban hành khác cho phù hợp, trong đó quy định khoản nợ công bao gồm những khoản nào một cách chặt chẽ. Dự thảo luật đã khẳng định nợ công bao gồm 3 khoản: nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh, và nợ chính quyền địa phương.

Hiện nay, còn một điểm cần tranh luận là đầu mối thống nhất quản lý nợ công hiện nay có nên để như trước đây hay không khi cả Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN cùng tham gia.

Ngọc Linh

Bài liên quan

Tin mới

Tạm dừng hoạt động giáo dục tại Trường THCS Lâm Phú do bị sạt lở
Tạm dừng hoạt động giáo dục tại Trường THCS Lâm Phú do bị sạt lở

Huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định tạm dừng hoạt động giáo dục tại trường Trường THCS Lâm Phú do công trình nhà lớp học 2 tầng đang xây dựng tại đây bị hư hỏng nặng do sạt lở, nguy cơ ảnh hưởng đến các công trình khác đang sử dụng.

HOSE đình chỉ giao dịch cổ phiếu Tân Tạo (ITA)
HOSE đình chỉ giao dịch cổ phiếu Tân Tạo (ITA)

Sau nhiều lần nhắc nhở về công bố thông tin mà chưa công bố bổ sung, cổ phiếu CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã ITA - sàn HOSE) đã bị chuyển từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch.

Thanh Hóa xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại TP. Đài Châu
Thanh Hóa xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại TP. Đài Châu

Đoàn Công tác của tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa tại TP. Đài Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).

Thanh Hóa triển khai ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn
Thanh Hóa triển khai ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa (PCTT,TKCN&PTDS) vừa có Công văn số 112/PCTT,TKCN&PTDS, ngày 20/9/2024 đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan về việc triển khai ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn trong những ngày tới.

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại BOT Phú Hữu
TP. Hồ Chí Minh yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại BOT Phú Hữu

Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan khắc phục các bất cập để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại khu vực BOT Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội
Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội

Hội nghị thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra 85% việc làm cho tổng số lao động, chiếm 35% kim ngạch nhập khẩu và 25% kim ngạch xuất khẩu.