Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bài 4: Báo cáo tổng kết năm 2023 ở Tổng cục Quản lý thị trường

Năm 2023, đúng là 05 năm ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương nhậm chức và hết một nhiệm kỳ. Vậy, trong 05 năm đã qua, ông Linh đã để lại dấu ấn gì, với những chuyện “khó hiểu” gì xảy ra tại đây? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Cầm trên tay Báo cáo tình hình hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, người viết bài giật mình bởi bản báo cáo sơ sài, mang tính tổng hợp và chung chung, không có chi tiết các hoạt động của Tổng cục, khác xa với các Báo cáo của năm 2021, 2022 và 2023 nhưng cũng vẫn dài được đến tận 19 trang A4 đánh máy.

Mọi năm trước, cứ tháng đầu của năm mới là Tổng cục tổ chức tổng kết năm, triển khai phương hướng, kế hoạch hoạt động năm sau rầm rộ, hoành tráng nhưng năm nay thì điều đó lại không xảy ra. Vẫn là người đứng đầu đó, chuyện này cũng được dư luận cho rằng, nó “khó hiểu”, bởi với tính cách của người đứng đầu lực lượng kiểm tra, kiểm soát lớn về hàng hóa.

Ông Trần Hữu Linh được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, quyết định có hiệu lực từ ngày 12/10/2018. Thời hạn là 05 năm. Vậy đến 12/10/2023 là hết nhiệm kỳ 05 năm. Thủ tục tái bổ nhiệm lại của ông Linh như thế nào, có đủ điều kiện tái bổ nhiệm không? Có đủ điều kiện để cơ cấu chức vụ cao hơn tại Bộ Công Thương không?... Chúng tôi sẽ thông tin trong bài viết sau...

Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh báo cáo kết quả công tác Quản lý thị trường năm 2023.
Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh báo cáo kết quả công tác Quản lý thị trường năm 2023.

Chuyện “khó hiểu” thứ nhất

Báo cáo nêu, kết quả thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính: Toàn ngành thực hiện 71.928 vụ thanh, kiểm tra, tăng 1,4%. Qua thanh, kiểm tra, phát hiện và xử lý 52.351 vụ vi phạm, tăng 19%; chuyển cơ quan điều tra có 174 vụ có dấu hiệu tội phạm, tăng 37%; thu nộp ngân sách Nhà nước trên 501 tỷ đồng, tăng 2,2 %. Riêng lĩnh vực xăng dầu, toàn ngành quản lý thị trường đã thực hiện thanh, kiểm tra tới 3.080 vụ việc nhưng chỉ xử lý 860 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 31,8 tỷ đồng, tăng hơn 170% so với năm 2022.

Trong năm 2023, nhất là từ giữa năm, xăng dầu là vấn đề gây dư luận bức xúc nhất trong đời sống xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sản xuất, nền kinh tế, tới an ninh năng lượng. Lực lượng quản lý thị trường được giao nhiệm vụ thanh, kiểm tra, đã thực hiện tới hơn 3.000 cuộc mà chỉ xử phạt vi phạm hành chính, không đề xuất được kế hoạch, giải pháp giải quyết để các đại lý, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hoạt động theo đúng pháp luật, vẫn gây ảnh hưởng tới an ninh năng lượng, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trốn thuế, tính thuế sai… cũng không phát hiện ra, cũng vẫn để đến mức Chính phủ phải vào cuộc lập lại trật tự thì trách nhiệm của người đứng đầu là ông Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh trong vấn đề tham mưu đã làm tròn chưa, đã đúng chức năng, nhiệm vụ được giao chưa?

Với Khí dầu mỏ hóa lỏng LPC, toàn ngành quản lý thị trường thực hiện bao nhiêu cuộc thanh, kiểm tra, không thấy ghi rõ trong báo cáo, chỉ thấy ghi rằng: Phát hiện, xử lý 1.102 vụ vi phạm; xử phạt gần 10 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm trên 437 triệu đồng.

Như Báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường thì số lần thanh, kiểm tra hoạt động xăng dầu, khí dầu hóa lỏng LPG rất lớn, nhiều nghìn cuộc, xử lý cũng nhiều vụ vi phạm, nhưng số tiền phạt thì khá khiêm tốn và quan trọng là doanh nghiệp vẫn “nhờn luật” thì chức năng, nhiệm vụ, quyền mà Chính phủ giao cho lực lượng này đã được thực thi đúng chưa?

Những năm trước khi ông Trần Hữu Linh mới nhậm chức Tổng cục trưởng thì có lý do là mới, rồi đến dịch COVID-19, năm 2023 thì lý do gì để giải thích cho cái sự thanh, kiểm tra nhiều nhưng không phát hiện ra vi phạm nghiêm trọng, không đề xuất, tham mưu được hướng khắc phục, giải pháp xử lý?

Báo cáo tình hình hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Báo cáo tình hình hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Chuyện “khó hiểu” thứ hai, mang tên xử lý tiếp nhận phản ánh qua đường dây nóng

Việc triển khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng về xăng dầu, hàng hóa cũng là sáng kiến của ngành quản lý thị trường của Bộ Công Thương. Khi mà triển khai thực hiện đường dây nóng để phản ánh về thị trường, hàng hóa, chất lượng sản phẩm… đã có rất nhiều lời hoa mỹ dành cho “hạng mục” này. Và, ngành quản lý thị trường từng khẳng định rằng, đó là một kênh thông tin quan trọng, giúp ngành quản lý thị trường có thêm tư liệu, có thêm chứng cứ, có địa chỉ, có manh mối… để làm tốt hơn nữa công tác quản lý thị trường, chất lượng hàng hóa, sản phẩm, chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; buôn lậu, gian lận thương mại... để minh bạch thị trường hàng hóa, đưa hàng hóa tiệm cận với chất lượng quốc tế, nhằm hội nhập kinh tế sâu, rộng và đúng chất lượng hàng Việt Nam hơn…

Thế nhưng, trong mục 9.4  báo cáo "Về việc tiếp nhận phản ánh qua đường dây nóng" của Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương thì nó sơ sài, chỉ vỏn vẹn có 5,5 dòng chữ và 1 câu, chúng tôi xin trích nguyên văn: “Việc tiếp nhận phản ánh qua đường dây nóng của Tổng cục QLTT luôn được duy trì. Nội dung phản ánh chủ yếu là các vấn đề vướng mắc về hàng giả, hàng nhái; hàng giả trên môi trường mạng; các phản ánh về thị trường xăng dầu có dấu hiệu vi phạm tại các tỉnh, thành phố. Thông tin phản ánh đã được chuyển trực tiếp cho Cục QLTT để kịp thời nắm bắt tình hình địa bàn và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ xác minh, xử lý”.

Một phần Báo cáo tình hình hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Một phần Báo cáo tình hình hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Một sáng kiến, một kênh thông tin quan trọng mà được báo cáo, đánh giá như vậy, thật sự là thất vọng và “khó hiểu” với cách điều hành, vận hành bộ máy của người đứng đầu là ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.

Chuyện “khó hiểu” thứ ba là phần tồn tại, hạn chế của Báo cáo

Người viết bài này cũng “dị ứng” với những câu từ, nhận xét lê thê, sáo rỗng nhưng vẫn bất ngờ vô cùng khi thấy rằng, Báo cáo của ngành quản lý thị trường năm 2023, phần tồn tại, hạn chế, chỉ vỏn vẹn có 1 trang A4 với 07 gạch đầu dòng. Và, quan trọng hơn là những tồn tại, hạn chế được Báo cáo thống kê lại “xưa như cũ” và rất chung chung. Như: “Nhận thức, tư duy của công chức ở một số cơ quan, đơn vị chậm đổi mới, sức ỳ lớn; chưa có nhận thức đúng đắn về sứ mệnh, vị trí, vai trò của lực lượng quản lý thị trường”.

Vâng, công chức của ngành, nhấn mạnh là công chức, tức là đã qua thi tuyển, sát hạch rất nhiều công đoạn từ nghiệp vụ, chuyên môn đến lý luận; rồi thì được đào tạo, bồi dưỡng về đường lối tư tưởng, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của công chức… mà vẫn “chưa có nhận thức đúng đắn về sứ mệnh, vị trí, vai trò của lực lượng” thì, tuyển vào ngành làm việc làm gì? Và, nếu đã tuyển rồi mới phát sinh “cái tính” đó thì sao không xử lý theo Luật Công chức, viên chức và các quy định khác mà để họ tồn tại ở ngành, để sinh ra cái gọi là “một bộ phận… chưa có nhận thức đúng đắn về sứ mệnh, vị trí, vai trò…” có phải là không đúng với các quy định của pháp luật không?

Phần tồn tại, hạn chế trong Báo cáo tình hình hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Phần tồn tại, hạn chế trong Báo cáo tình hình hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Thực tế chứng minh rằng, công chức chưa có nhận thức đúng về sứ mệnh, vai trò, vị trí của mình trong công việc thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của cơ quan, đơn vị đó. Và, như vậy, có thể xếp họ vào diện “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, tinh giản biên chế, thanh lọc bộ máy…

Tồn tại, hạn chế “xưa cũ” tiếp theo là “Vẫn còn công chức vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho thấy ý thức trách nhiệm và trình độ năng lực của một số công chức quản lý thị trường còn hạn chế… Những hạn chế, yếu kém như trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh và uy tín của lực lượng quản lý thị trường…”

Vậy, từ khi ông Trần Hữu Linh nhậm chức Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường đến năm 2023 là 05 năm, đúng 01 nhiệm kỳ được quy định, sao hạn chế, tồn tại vẫn giống nhau đến vậy? Ông Linh là người đứng đầu, là người chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương, trước Chính phủ, trước Nhân dân, vậy 05 năm qua ông đã thực hiện lời hứa khi nhậm chức như thế nào? Và, ông đã làm được gì để đúng với yêu cầu, kỳ vọng mà Chính phủ, Nhà nước giao phó cho lực lượng quản lý thị trường?

Chuyện “khó hiểu” thứ tư là “đề xuất, kiến nghị”, vướng mắc, khó khăn cũng “ngắn gọn” và “giống nhau”

Khó khăn, vướng mắc của toàn ngành quản lý thị trường vẫn “bài ca muôn thuở” là cán bộ mỏng, phụ trách nhiều địa bàn, nhiều lĩnh vực khác nhau; nhân sự phụ trách công nghệ thông tin không nhiều nên việc theo dõi trên không gian mạng thiếu tính chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn.

Theo người viết bài được biết, thi tuyển công chức đầu vào, thí sinh ứng tuyển đều phải có chứng chỉ tin học, về chuyên sâu, chuyên môn của ngành thì trong các Báo cáo năm 2020, 2021, 2022 của Tổng cục Quản lý thị trường, đều chi nhiều kinh phí cho bồi dưỡng cán bộ hàng năm… Trong phần giới thiệu nhân thân, học vấn khi nhậm chức Tổng cục trưởng, ông Trần Hữu Linh có bằng cử nhân kinh tế, Đại học Quốc gia; cử nhân Công nghệ thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước khi được bổ nhiệm chức Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, ông Linh có nhiều năm giữ chức Cục trưởng cục Thương mại điện tử, Bộ Công Thương... vậy mà, Báo cáo năm nào, ông ký cũng có vướng mắc, khó khăn là "nhân sự phụ trách công nghệ thông tin không nhiều nên việc theo dõi trên không gian mạng thiếu tính chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn" mà ông không thấy mình có lỗi với Bộ Công Thương, với ngành mình phụ trách, với Chính phủ và cần phải khắc phục, thay đổi mảng nhân sự này hay sao? 

Rồi thì vướng mắc về chồng chéo và phối hợp liên ngành… Báo cáo năm nào cũng đưa ra. Trong phần kết quả đạt được thì năm nào cũng thấy ghi đã phối hợp liên ngành thực hiện; tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ, công chức… Vậy vướng mắc, khó khăn cũng lại đưa vào theo kiểu “kết quả cũng có, vướng mắc, khó khăn cũng nhiều” thì là ý gì?

Những chuyện diễn ra ...

Ông Trần Hữu Linh thời điệm nhận quyết định giữ chức Chánh văn phòng Bộ Công Thương.
Ông Trần Hữu Linh thời điểm nhận quyết định giữ chức Chánh văn phòng Bộ Công Thương.

Việc phối hợp và chồng chéo; cung cấp thông tin qua các kênh cho lực lượng quản lý thị trường cần phải nhìn nhận đúng, khách quan.

Văn bản chồng chéo thì cần phải xác minh là nó là văn bản của chính ngành, cấp trên của ngành, Nghị định, Thông tư, quy định, quyết định của bộ, ngành khác… để có hướng trao đổi, đàm phán, thống nhất, tránh chồng chéo, “tránh quyền anh, quyền tôi” trong thực thi nhiệm vụ về kiểm soát thị trường, chất lượng hàng hóa, lưu thông hàng hóa… Kinh phí cho hoạt động trên, năm nào cũng được chi, cũng được thực hiện, sao vẫn cứ “bài ca muôn thuở” trong Báo cáo từ năm này qua năm khác vậy?

Thực tế, thông tin từ cơ quan báo chí chuyển đến lực lượng quản lý thị trường hầu như không được coi trọng và phối hợp trao đổi, xử lý. Phóng viên đã trực tiếp viết bài, có tư liệu, phản ánh và đề nghị phối hợp, nhưng nhiều đơn vị quản lý thị trường không thực hiện ngay, có thực hiện thì mang tính “đối phó” và trả lời rằng, lực lượng quản lý thị trường kiểm tra nhưng không phát hiện ra... Vậy, việc phối hợp ở đây được hiểu như thế nào? Có chồng chéo hay không? Ai “quyền anh, quyền tôi”? Điều này, chắc chắn ông Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh biết.

Tiếp theo, vì sao Báo cáo về phản ánh tiếp nhận xử lý thông tin qua đường dây nóng lại “qua quýt” kiểu như cho nó đủ “món” trên một bàn tiệc như vậy? Điều này cũng chắc chắn là ông Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh không thể không rõ?

Trước đó, Thương hiệu và Công luận thực hiện tuyến bài viết: “Điểm tên những doanh nghiệp được Bộ Công Thương ưu ái mua điện với giá vượt khung” đăng ngày 11/12/2023 và “Bài 2: Bộ Công Thương đã buông lỏng quản lý và vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu như thế nào?” đăng ngày 11/01/2024 và "Bài 3: Những cái tên doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị Thanh tra Chính phủ chỉ rõ vi phạm nghiêm trọng, giờ ra sao?" đăng ngày 23/1/2024 liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về giá điện, giá xăng dầu dưới sự quản lý của Bộ Công Thương đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của người tiêu dùng, khách hàng. Người tiêu dùng cũng mong muốn Thương hiệu và Công luận truyền tải nhiều bài viết xây dựng hình ảnh, thương hiệu của các bộ, ngành tới bạn đọc.

Bài 5: Chuyện công tác cán bộ ở Tổng cục Quản lý thị trường.

Vũ Hoàng - Minh An

Bài liên quan

Tin mới

193 quốc gia thành viên không thỏa hiệp, không đạt được đồng thuận thì thế giới sẽ có những bi kịch gì?
193 quốc gia thành viên không thỏa hiệp, không đạt được đồng thuận thì thế giới sẽ có những bi kịch gì?

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Guterres nhấn mạnh, các cuộc thảo luận về Hiệp ước Tương lai đã đến giai đoạn quyết định và việc không đạt được đồng thuận giữa 193 quốc gia thành viên "sẽ là một bi kịch".

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì?
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì?

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc thực hiện được quy định như thế nào?

LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - Mã: LPB) vừa công bố thông tin bổ sung nội dung họp đại hội đồng cổ đông bất thường, dự kiến diễn ra vào ngày 22/9 tới. HĐQT LPBank trình đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua tối đa 5% vốn điều lệ của FPT tại thời điểm triển khai, tính theo thị giá hiện hành tương đương khoảng gần 10.000 tỷ đồng.

Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia tại Lào Cai
Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia tại Lào Cai

Ngày 18/9/2024, Công an tỉnh Lào Cai đã đấu tranh, triệt phá thành công chuyên án, bắt giữ 4 đối tượng có hành vi án mua bán người xuyên quốc gia.

Công bố các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y nhân sự mới tại 3 tỉnh
Công bố các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y nhân sự mới tại 3 tỉnh

Theo đó, công bố các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y nhân sự tại 3 tỉnh Hưng Yên, An Giang, Nghệ An...

Dịch vụ cấy chỉ thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT
Dịch vụ cấy chỉ thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT

Bà Trần Thị Khuyến có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bình Thuận, tạm trú tại tỉnh Khánh Hòa. Bà Khuyến đang trị liệu cấy chỉ tại Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Khánh Hòa (có giấy chuyển viện ngoại trú). Vậy, bà Khuyến có được thanh toán BHYT không? Nếu được thì kèm theo điều kiện nội trú hay ngoại trú?