Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bài 3: Những cái tên doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị Thanh tra Chính phủ chỉ rõ vi phạm nghiêm trọng, giờ ra sao?

Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ những vi phạm nghiêm trọng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu do Bộ Công Thương cấp phép, quản lý và “o bế”. Họ là những cái tên đình đám, “con cưng” của Bộ Công Thương, đến mức những doanh nghiệp, đại lý xăng dầu nhỏ, lẻ phải phát thèm, giờ ra sao?

Những cái tên đình đám, là “đầu ngành”, thậm chí “chi phối” Bộ Công Thương về xăng dầu gồm: Petrolimex và các công ty con; Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà (Công ty Hải Hà); Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil); Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức; Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Long Hưng (Công ty Long Hưng); Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Công ty Dầu khí Đồng Tháp); Công ty cổ phần đầu tư Nam Phúc (Công ty Nam Phúc); Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn; Công ty TNHH Petro Bình Minh; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hòa Khánh (Công ty Thương mại Hòa Khánh); Công ty CP Nhiêu liệu Tây Đô; Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Tây Đô; Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội…

Đó là những cái tên đình đám một thời, chi phối trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xăng dầu toàn quốc; ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia, đến nguồn dữ trữ xăng dầu quốc gia.

Những cái tên đình đám một thời, chi phối trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xăng dầu toàn quốc, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia…
Những cái tên đình đám một thời, chi phối trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xăng dầu toàn quốc, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia…

Ngoài ra còn một số doanh nghiệp khác, “khủng” không kém và cũng “chi phối” hoạt động kinh doanh xăng dầu cục bộ, vùng miền như: Công ty cổ phần Thương mại đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu; Công ty TNHH Hải Linh ở Phú Thọ. Công ty này hoạt động chi phối kinh doanh xăng dầu ở Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Hải Phòng… là một trong 15 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu “uy tín”, được hưởng nhiều “đặc quyền, đặc lợi” từ Bộ Công Thương. Công ty TNHH Hải Linh từng xếp hạng 68/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và xếp hạng 33/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Sự “lớn nhất” của họ là do nhận được sự “o bế” của Bộ Công Thương. Trong lĩnh vực xăng dầu, Công ty TNHH Hải Linh được Bộ Công Thương ưu ái đến mức các doanh nghiệp xăng dầu trong ngành, chẳng ai là không tự hiểu, Hải Linh chỉ xếp sau Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, ngang hàng với Công ty Hải Hà, Công ty Xuyên Việt Oil, Công ty cổ phần Thiên Minh Đức, Công ty cổ phẩn Hóa dầu Quân đội (MIPEC), Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex…

Công ty TNHH Hải Linh ở Phú Thọ.
Công ty TNHH Hải Linh ở Phú Thọ.

Sai phạm của họ được Thanh tra Chính phủ chỉ ra rất cụ thể. Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn và chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bao tiêu sản phẩm, đã bán xăng dầu cho các thương nhân đầu mối theo phương thức đàm phán và phân loại khách hàng chứ chưa theo phương thức đấu giá cạnh tranh như quy định của pháp luật.

Tập đoàn Xăng dầu vi phạm trong việc ủy quyền cho các công ty con thuộc tập đoàn thực hiện ký hợp đồng mua bán xăng dầu với thương nhân đầu mối khác và bán tái xuất xăng dầu với sản lượng lớn là 4.469.821 m3; các công ty cổ phần của Petrolimex bán tái xuất với sản lượng cực lớn là 6.266.301 m3. Công ty Thương mại kỹ thuật và Đầu tư – CTCP (PETEC), công ty con của PVOil đã bán xăng dầu cho các thương nhân đầu mối khác là 131.162 m2/tấn. Theo Thanh tra Chính phủ, hành vi bán xăng dầu theo dạng bán tái xuất xăng dầu là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến dự trữ xăng dầu quốc gia, đến an ninh năng lượng quốc gia.

Công ty Hải Hà, Công ty Xuyên Việt Oil, Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức là 03 cái tên “đình đám”, có thể nói là “hô mưa, gọi gió” của kinh doanh, chi phối hoạt động xăng dầu được Bộ Công Thương “o bế” đã bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra những sai phạm chí mạng liên quan đến gian lận, kê khai thiếu thuế bảo vệ môi trường, về hoạt động kinh doanh xăng dầu, gian lậu để được hưởng quỹ BOG và sử dụng không đúng mục đích… trong một thời gian dài nhưng chỉ khi “người của Xuyên Việt Oil” bị cơ quan điều tra bắt tạm giam thì Bộ Công Thương mới bắt đầu có “động thái” “xoa dịu dư luận” rất phản cảm như rút giấy phép kinh doanh của Công ty Hải Hà, đề nghị thanh tra Thiên Minh Đức và Công ty Hà Linh.

Hiện tại, cơ quan điều tra cũng đã tiến hành các biện pháp tố tụng với nhân sự, hoạt động của Công ty Hải Hà và Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức, Công ty Hà Linh.

Vậy, hàng loạt các doanh nghiệp khác thì sao? Bộ Công Thương đã có kế hoạch gì với họ mà để vi phạm của họ công khai, trong thời gian dài, giúp họ trải qua 03 cuộc thanh tra đột xuất, 170 cuộc thanh tra và 18.400 cuộc kiểm tra.

Công ty Long Hưng vi phạm Luật Giá. Cụ thể, Bộ Công Thương đã hỗ trợ Long Hưng và Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội như sau: Bộ này đã căn cứ cơ sở tính bình quân 15 ngày/10 ngày giá xăng dầu thế giới và các chỉ tiêu do Bộ Tài chính thông báo để áp dụng và tính giá cơ sở xăng dầu dẫn đến tính không đúng, không đủ theo thực tế, không theo kịp biến động của thị trường dẫn tới việc họ ngừng nhập khẩu, dẫn tới gián đoạn nguồn cung, ảnh hưởng tới an ninh năng lượng. Các công ty con của Long Hưng bán xăng dầu cho công ty mẹ, mua xăng dầu của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối khác. Đó là hành vi mua bán trái quy định.

Công ty Nam Phúc.
Công ty cổ phần đầu tư Nam Phúc (Công ty Nam Phúc).

Công ty Nam Phúc thực hiện nhiều hành vi mua bán xăng dầu trái quy định, dẫn đến hệ thống kinh doanh xăng dầu bị phá vỡ, thông qua trung gian, làm tăng chi phí lưu thông xăng dầu. Công ty Nam Phúc đã làm trung gian mua bán xăng dầu để hưởng chênh lệch giá số tiền lớn là 2.096 triệu đồng. Công ty Nam Phúc bán xăng dầu cho Công ty Dầu khí Đồng Tháp như hạch toán, phiếu xuất, nhập kho, tồn kho không rõ ràng.

Từ khi Thanh tra Chính phủ có kết luận thanh tra, yêu cầu Bộ Công Thương xử lý Công ty Nam Phúc theo đúng chỉ đạo nhưng hiện tại, đến thời điểm Tạp chí Thương hiệu và Công luận viết bài, Nam Phúc vẫn hoạt động kinh doanh bình thường và khoản tiền vi phạm 2.096 triệu đồng hiện tại không biết đi đâu, về đâu?

Công ty TNHH Petro Bình Minh không thực hiện hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu được Bộ Công Thương giao nhưng vẫn không bị rút giấy phép kinh doanh. Từ năm 2018 đến hết 2021, Petro Bình Minh không nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức mà xin điều chỉnh, vẫn được Bộ Công Thương cho điều chỉnh không lý do rõ ràng. Các công ty con của Petro Bình Minh mua xăng dầu của các thương nhân đầu mối và các công ty con của thương nhân đầu mối số lượng “khủng” 82.673m3/tấn; bán dầu cho các thương nhân đầu mối và các công ty con của thương nhân đầu mối là 36.806 m3/tấn; mua bán xăng dầu với nhận là 278.168 m3/tấn xăng dầu. Hành vi mua bán trên đều vi phạm quy định của pháp luật.

Công ty Thương mại Hòa Khánh từ năm 2019 đến 2021 đều không thực hiện nhập khẩu đến cuối các năm đều xin Bộ Công Thương điều chỉnh hạn mức với những lý do không chính đáng, nhưng Bộ vẫn đồng ý.

Tổng kho xăng dầu Petro Bình Minh – Quảng Ninh
Tổng kho xăng dầu Petro Bình Minh – Quảng Ninh

Ngoài những vi phạm được “chỉ mặt, đặt tên” ra thì Petrolimex và các công ty con; Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà; Công ty THNN Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil; Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức; Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Long Hưng; Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp; Công ty cổ phần đầu tư Nam Phúc, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn; Công ty TNHH Petro Bình Minh; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hòa Khánh; Công ty CP Nhiêu liệu Tây Đô; Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Tây Đô; Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty cổ phần Thương mại đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu; Công ty TNHH Hải Linh ở Phú Thọ.… đều “dính” chung “lỗi khủng” là thực hiện hành vi mua, bán xăng dầu trái quy định để hưởng tiền chiết khấu/chênh lệch giá bất hợp pháp hàng triệu tỷ đồng; nợ tiền thuế bảo hiểm môi trường, gian lận trong kê khai thuế bảo hiểm môi trường; nợ, lạm dụng quỹ BOG… mỗi khoản hàng nghìn tỷ đồng…

Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội
Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội.

Vấn đề là những vi phạm trên thể hiện rõ ràng, trong thời gian rất dài ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu, đến đời sống, đến sản xuất kinh doanh, đến an ninh năng lượng quốc gia… Nó cũng qua mắt được nhiều đoàn thanh, kiểm tra thì thường kỳ, đột xuất đến chuyên đề… Thanh tra Chính phủ chỉ thẳng, đó là lỗi của Bộ Công Thương. Khi Thanh tra ban hành kết luận, yêu cầu xử lý thì, với cách xử lý hiện tại, dư luận hiểu rằng, Bộ Công Thương đang “thí điểm” xử lý, giải quyết. Vậy, mấu chốt vẫn ở Tư lệnh ngành, người có quyền lực cao nhất trong giải quyết, xử lý các vấn đề do mình quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, pháp luật và Nhân dân.

Trước đó, Thương hiệu và Công luận thực hiện tuyến bài viết: “Điểm tên những doanh nghiệp được Bộ Công Thương ưu ái mua điện với giá vượt khung” đăng ngày 11/12/2023 và “Bài 2: Bộ Công Thương đã buông lỏng quản lý và vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu như thế nào?” đăng ngày 11/01/2024 liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về giá điện, giá xăng dầu dưới sự quản lý của Bộ Công Thương đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của người tiêu dùng, khách hàng. Người tiêu dùng cũng mong muốn Thương hiệu và Công luận truyền tải nhiều bài viết xây dựng hình ảnh, thương hiệu của các bộ, ngành tới bạn đọc.

Bài 4: Những chuyện “khó hiểu” ở Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương

Vũ Hoàng - Minh An

Bài liên quan

Tin mới

Đã có hơn 20 nước và tổ chức quốc tế hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Đã có hơn 20 nước và tổ chức quốc tế hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Theo Bộ Ngoại giao, đến nay đã có hơn 20 nước và tổ chức quốc tế quyết định hoặc dự kiến hỗ trợ với tổng giá trị hơn 22 triệu USD (khoảng 550 tỷ đồng) và nhiều trang thiết bị, nước sạch, vệ sinh…để Việt Nam nhanh chóng khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Thời tiết ngày 18/9: Miền Trung mưa lớn, cục bộ có nơi trên 400mm
Thời tiết ngày 18/9: Miền Trung mưa lớn, cục bộ có nơi trên 400mm

Dự báo, từ trưa ngày 18/9 đến đêm 19/9, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-250mm, cục bộ có nơi trên 400mm.

Dự báo: Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão cấp 8, giật cấp 10
Dự báo: Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão cấp 8, giật cấp 10

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.

Thanh Hóa triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa mưa lũ
Thanh Hóa triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra tình trạng ngập lụt tại một số địa phương, ngành y tế đang chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ.

Giá cà phê hôm nay 18/9: Giảm 600 - 700 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 18/9: Giảm 600 - 700 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 18/9 điều chỉnh giảm nhẹ từ 600 đến 700 đồng/kg do đầu cơ chốt lời. Hiện giao dịch trong khoảng 122,800 - 123,200 đồng/kg.

Tỷ giá USD hôm nay 18/9: Nhích nhẹ
Tỷ giá USD hôm nay 18/9: Nhích nhẹ

Rạng sáng 18/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 4 đồng, hiện ở mức 24.141 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,25%, đạt mốc 101,01.