Bài 2: Bộ Công Thương đã buông lỏng quản lý và vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu như thế nào?
Đầu năm 2024, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận số 15, kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, phát luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu đối với Bộ Công Thương. Tại Kết luận số 15, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt những yếu kém, buông lỏng quản lý, vi phạm chính sách pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương, những cá nhân, tập thể.
Ai cũng biết, tham gia quản lý Nhà nước về xăng dầu ngoài Bộ Công Thương còn có Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nhưng, trách nhiệm chính, đầu mối chính trong mọi hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh… là Bộ Công Thương.
Tại thời điểm Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra, theo số liệu của Bộ Công Thương, số lượng các đơn vị kinh doanh xăng dầu toàn quốc đang hoạt động gồm: 38 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (03/41 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thu hồi giấy phép); 02 thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu; 341 thương nhân phân phối xăng dầu 906/347 thương nhân phân phối bị thu hồi giấy xác nhận); 18 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; 312 đại lý kinh doanh xăng dầu; 17.449 cửa hàng xăng dầu bán lẻ.
Buông lỏng quản lý, vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh năng lượng
Tại thời điểm ngày 30/06/2022, dự trữ xăng dầu quốc gia chỉ đạt khoảng 07 ngày sử dụng. Trong đó, tại Quyết định số 2091/QĐ-TTg năm 2012, quy định xăng dầu dự trữ quốc gia phải sử dụng được trong 10 ngày. Quyết định mới nhất, số 1030 quy định, lượng xăng dầu dự trữ phải đạt 14 ngày.
Hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh năng lượng quốc gia, tới sự phát triển của nền kinh tế, tới sản xuất và đời sống xã hội của đất nước mà kho dự trữ xăng dầu quốc gia năm 2022 chỉ đạt 07 ngày theo quy định của năm 2012 quả là bất ngờ và có gì đó bất thường.
Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương, lời hứa của Bộ trưởng trước Quốc hội và cử tri được hiểu như thế nào? Hay chỉ là gió thoảng qua?
Việc Bộ Công Thương áp dụng định mức chi phí, định mức hao hụt từ năm 2003 để thanh toán cho các đơn vị giữ hàng xăng dầu dự trữ quốc gia là không phù hợp với thực tế, không khuyến khích họ tham gia thực hiện bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia.
Đến thời điểm thanh tra, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính chưa thanh, quyết toán chi phí chuyển đổi chủng lại dầu diesel 0,25%S sang diesel 0,05% đã thực hiện xong từ cuối năm 2015.
Ngày 30/12/2022, Bộ Công Thương có văn bản số 886, báo cáo rằng: Từ năm 2017 đến tháng 09/2022, Bộ đã thành lập tận 02 đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu. Qua kiểm tra, đã thu hồi được những 02 và đình chỉ tận 01 giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu của thương nhân đầu mối; thu hồi tận 01 giấy xác nhân đủ điều kiện làm thương nhân phân phối; thực hiện 03 cuộc thanh tra đột xuất tại 33 thương nhân kinh doanh xăng dầu. Cơ quan Quản lý thị trường của Bộ cũng đã tiến hành gần 170 cuộc thanh tra, trên 18.400 cuộc kiểm tra… vậy mà, Thanh tra Chính phủ vẫn chỉ ra được những vi phạm “chí mạng” (có tính chất thường xuyên, trong thời gian dài của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối) trong hoạt động quản lý, kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương. Vậy những cuộc thanh, kiểm tra của Bộ Công Thương và cơ quan thẩm quyền trực thuộc được nhìn nhận như thế nào? Thiếu trách nhiệm hay những người được giao nhiệm vụ, giám sát cố tình vi phạm?
Vi phạm trong việc cấp giấy phép và giấy xác nhận hoạt động kinh doanh xăng dầu
Từ tháng 01/2017 đến 30/06/2022, Bộ Công Thương cấp 37 giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu (chưa bao gồm 04 giấy phép cấp cho thương nhân đầu mối cung cấp cho hoạt động hàng không) và cấp 347 giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối. Cấp giấy phép và xác nhận xong nhưng không thanh, kiểm tra (tức là cấp, xác nhận trên giấy) dẫn đến nhiều kết quả thực hiện đầu tư xây dựng kho xăng dầu thương mại theo quy hoạch chỉ đạt 15%. Các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối chủ yếu thuê kho, bể chứa xăng dầu để làm điều kiện xin cấp giấy phép và giấy xác nhận. Nhiều thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối ký hợp đồng thuê kho, bể chứa xăng dầu chỉ theo mùa vụ, theo thực tế sử dụng để giảm chi phí. Đó là vi phạm ở khâu cấp phép và thực hiện các điều kiện cấp phép cho thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối của Bộ Công Thương.
Sau khi được cấp giấy phép, nhiều thương nhân đầu mối trong thời gian hoạt động kinh doanh không đảm bảo hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định; nhiều hợp đồng thuê kho, bể chứa xăng dầu không phát sinh gửi hàng, thanh lý hợp đồng… ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu chi thị trường. Bộ Công Thương đã thiếu kiểm tra, giám sát, quản lý lỏng lẻo, không kịp thời phát hiện các vi phạm trong việc duy trì điều kiện về kho, bể chứa, về hệ thống phân phối xăng dầu để xử lý kịp thời theo quy định.
Vi phạm trong quản lý, điều hành, trích lập quỹ Bình ổn giá (BOG)
Bộ Công Thương chưa kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối thực hiện các quy định pháp luật đối với qũy BOG; chưa xử lý kịp thời vi phạm về quỹ BOG của thương nhân đầu mối khi Bộ Tài chính đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Có 07/15 thương nhân đầu mối đã sử dụng quỹ BOG sai mục đích bình ổn giá; không kết chuyển về tài khoản quỹ BOG mà để lại tài khoản thanh toán của doanh nghiệp thường xuyên trong nhiều kỳ trước khi hoàn trả lại quỹ BOG với số tiền là 7.927.005,2 triệu đồng. Trong số này, có 03 thương nhân đầu mối đã bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính từ 03 lần trở lên gồm: 1) Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà (Công ty Hải Hà) bị phạt 04 lần. 2) Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) 03 lần. 3) Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức (Công ty Thiên Minh Đức) 03 lần.
Ba thương nhân đầu mối gồm: Công ty Hải Hà đã trích lập và chi sử dụng quỹ BOG đối với khối lượng xăng dầu vượt so với khối lượng trên sổ sách, dẫn đến trích lập quỹ BOG sai so với số tiền khoảng 4.793,4 triệu đồng. Các Công ty chi vượt khối lượng khoảng 22.566,7 triệu đồng, trong đó Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng khoảng 4.603,9 triệu đồng. Công ty Hải Hà khoảng 14.644,8 triệu đồng. Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Công ty Dầu khí Đồng Tháp) với xăng E5 khoảng 3.318 triệu đồng. Thương nhân đầu mối là Công ty Xuyên Việt Oil trích lập quỹ BOG thiếu khoảng 3.048 triệu đồng. Thương nhân đầu mối là Công ty Dầu khí Đồng Tháp thực hiện một số bút toán điều chỉnh giảm quỹ BOG với số tiền là 10.0275 triệu đồng không phù hợp với nguyên tắc kế toán.
Một số thương nhân đầu mối đã không có biên bản kiểm kê kho xăng, dầu khi xuất bán tại các kỳ điều hành quỹ BOG của Bộ Công Thương. Họ trích lập quỹ BOG dựa trên số lượng ghi trên hóa đơn, không thực hiện trích theo số lượng hàng gia thực tế; chưa gửi thông báo tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản quỹ BOG tới Bộ Tài chính, Bộ Công Thương; không thực hiện tổng hợp báo các việc trích lập, sử dụng quỹ BOG khi kết thúc năm tài chính; không thực hiện đăng thông tin về số trích lập, số sử dụng và số dư quỹ BOG hàng tháng và trước mỗi lần điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước, việc điều chỉnh mức trích, mức sử dụng quỹ BOG trên trang thông tin điện tử của thương nhân hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng. Từ tháng 01/2017 đến 31/12/2021, khi kết thúc năm tài chính, các thương nhân đầu mối, các ngân hàng thương mại nơi các thương nhân đầu mối mở tài khoản quỹ BOG không gửi sao kê về Bộ Công Thương, Bộ Tài chính theo quy định… dẫn đến việc cơ quan quản lý Nhà nước không nắm rõ về số dư đầu kỳ, số trích lập, số sử dụng, phần lãi phát sinh, số dư quỹ BOG.
Bộ Công Thương đã buông lỏng quản lý, chưa kịp thời xem xét, xử lý đình chỉ hoạt động kinh doanh hoặc thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối đối với thương nhân vi phạm, bị phạt hành chính nhiều lần, dẫn đến thương nhân “nhờn luật”, quỹ BOG liên tục bị các thương nhân đầu mối chiếm dụng và sử dụng sai mục đích bình ổn giá xăng dầu.
Cũng vì Bộ Công Thương buông lỏng quản lý, để thương nhân đầu mối “nhờn luật” nên dẫn tới hậu quả thời gian qua đã thiếu xăng dầu, khan hiếm xăng dầu trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh năng lượng quốc gia. Cụ thể, việc dữ trữ xăng dầu lưu thông bắt buộc tối thiểu của thương nhân là 30 ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu dùng nội địa. Từ năm 2017 đến 30/09/2022, có 15/34 (tính số kiểm tra là 15/15) thương nhân đầu mối (chiếm 90% thị phần xăng dầu tiêu thụ trong nước) dự trữ xăng dầu trong nước tối thiểu thiếu về số tháng trong năm, số ngày trong tháng với tổng sản lượng xăng dầu dự trữ thiếu là 1.028.918,8 tấn/m3. Đặc biệt, trong 09 tháng của năm 2022, có 09/15 thương nhân đầu mối dự trữ xăng dầu thiếu từ 5-9 tháng/9 tháng và có 09/15 thương nhân thiếu từ 6-9 tháng/9 tháng và có 08/15 thương nhân thiếu từ 6-9 tháng/9 tháng; có 06/15 thương nhân thiếu 8-13 ngày/20 ngày; 04/12 thương nhân thiếu 8-14 ngày/20 ngày… dẫn đến nguồn cung khan hiếm, không đủ xăng dầu dự trữ để bán ra thị trường, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, bình ổn thị trường. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây gián đoạn nguồn cung xăng dầu thời gian qua.
Trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc để thương nhân không kê khai, nộp thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường không đúng trong thời gian dài, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước
Cụ thể, Thuế bảo vệ môi trường năm 2019, tạm tính, kê khai thiếu khoảng 4.900.966 triệu đồng, trong đó Công ty Dầu khí Đồng Tháp kê khai, nộp thuế môi trường tự thỏa thuận với các thương nhân đầu mối khi mua bán xăng dầu của nhau, dẫn đến các đơn vị liên quan kê khai thiếu số thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng dầu khoảng 17.294,22 triệu đồng. Công ty Thiên Minh Đức thường xuyên kê khai thuế BVMT lần đầu và hàng tháng sai, thiếu thuế BVMT; không kê khai thuế và kê khai không trung thực số tiền thuế môi trường phải nộp, dẫn đến từ năm 2018, tổng số tiền thuế BVMT kê khai lần đầu và tổng số tiền thuế BVMT kê khai lại tăng thêm là 3.287.650,7 triệu đồng.
Tổng cục Thuế cung cấp số liệu, tại thời điểm 31/10/2022, một số thương nhân đầu mối còn nợ, chưa nộp ngân sách Nhà nước số tiền thuế BVMT là 6.323.909 triệu đồng. Tại thời điểm 30/09/2022, có 06/15 thương nhân đầu mối được thanh tra đang nợ tiền thuế BVMT là 3.219.344,6 triệu đồng.
Dù nợ thuế BVMT nhưng một số thương nhân đầu mối đã cho cá nhân vay, nợ để sử dụng và mục đích cá nhân hàng nghìn tỷ đồng như: Công ty Thiên Minh Đức (từ năm 2017 đến năm 2022) cho ông Chu Đăng Khoa, Phó Tổng giám đốc và bà Chu Thị Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty mượn số tiền là 7.485.280 triệu đồng. Tính đến thời điểm thanh tra, đại gia Khoa và “mẫu hậu” Thành còn nợ Công ty tổng số tiền là 1.396.210 triệu đồng.
Công ty Xuyên Việt Oil đã âm vốn chủ sở hữu 462.190 triệu đồng, nợ Nhà nước tiền thuế BVMT 1.246.152 triệu đồng, nợ quỹ BOG212.643 triệu đồng. Sơ bộ, Công ty nợ 1.920.985 triệu đồng nhưng Công ty vẫn cho bà Mai Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị nợ 2.978.270 triệu đồng.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư 38 quy định quyền được mua, bán xăng dầu giữa thương nhân đầu mối với thương nhân đầu mối khác; giữa các thương nhân phân phối với nhau không cụ thể, thiếu rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, quy định thương nhân phân phối được mua bán với nhau là trái với quy định tại khoản 12, Điều 3 và Điều 15 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ, vi phạm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến: Nhiều hành vi mua bán xăng dầu trái quy định, hệ thống kinh doanh xăng dầu bị phá vỡ; nghĩa vụ, trách nhiệm của thương nhân đầu mối là thực hiện tổng nguồn cung xăng dầu do Bộ Công Thương phân giao hàng năm và bình ổn thị trường khi cần thiết nhưng khi mua bán xăng dầu của nhau thì thương nhân đầu mối đã trở thành các thương nhân phân phối, có cơ hội để mua bán thông qua trung gian làm tăng chi phí lưu thông. Công ty cổ phần đầu tư Nam Phúc làm trung gian mua bán xăng dầu để hưởng chênh lệch giá số tiền là 2.096 triệu đồng.
Thanh tra Chính phủ khẳng định: Khi thương nhân đầu mối mua bán xăng dầu với nhau; thương nhân phân phối mua bán xăng dầu với nhau đã tạo ra tầng nấc trung gian để hưởng chiết khấu, chênh lệch giá, tăng chi phí lưu thông, dẫn đến một phần tiền chiết khấu, chênh lệch giá thuộc về các thương nhân đầu mối. Cụ thể, trong 05 năm, mộ số thương nhân đầu mối mua bán xăng dầu đã hưởng tiền chiết khấu/chênh lệch giá lên khoảng 9.770.751 triệu đồng (tức gần 1 tỷ triệu đồng). Một thương nhân phân phối việc mua bán xăng dầu hưởng chênh lệch/chiết khẩu là 75.198 triệu đồng, phần còn lại là cho các đơn vị khác tham gia thị trường. Từ đó, chiết khấu của đại lý, cửa hàng bán lẻ… bị giảm, thậm chí không còn tiền chiết khấu như thời gia vừa qua. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến đại lý, cửa hàng xăng dầu bán lẻ bị lỗ, dừng bán, gây gián đoạn nguồn cung, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, an ninh năng lượng, sự phát triển của nền kinh tế…
Bộ Công Thương không hướng dẫn, quản lý thương nhân đầu mối nhập khẩu xăng dầu theo quý, dẫn đến không có kế hoạch, tiến độ chung để quản lý; các thương nhân dầu mối nhập khẩu theo kế hoạch kinh doanh riêng của từng đơn vị nên khi nhập khẩu xăng dầu về bán bị lỗ hoặc khó khăn trong thủ tục, họ đã dừng nhập khẩu. Cụ thể Công ty TNHH Petro Bình Minh, từ năm 2018 đến hết năm 2021 và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh từ năm 2019 đến hết năm 2021 đều không thực hiện nhập khẩu, nhưng cuối năm, các đơn vì chưa nhập khẩu đi hạn mức đều làm văn bản để xin điều chỉnh hạn mức. Văn bản xin điều chỉnh hạn mức của thương nhân đầu mối không ghi rõ lý do, báo cáo chậm nhưng vẫn được Bộ Công Thương chấp thuận.
Thanh tra Chính phủ nhận định, thương nhân đầu mối có vai trò như nhau nhưng do cách quản lý, điều hành thiếu khách quan, lỏng lẻo, cảm tính của Bộ Công Thương dẫn đến một số thương nhân đầu mối phải thực hiện nhiệm vụ của thương nhân khác. Cụ thể, năm 2022, Bộ Công Thương giao cho 10/32 thương nhân nhập khẩu trong quý II/2022 với tổng sản lượng là 2.400.000 m3 xăng dầu nhưng có đến 09/10 thương nhân đầu mối nhập thiếu 589.035 m3; 06/10 nhập thiếu 628.637 tấn dầu.
Từ tháng 01/2017 đến 31/12/2021 có 27 thương nhân đầu mối với 48 lượt đơn vị nhập khẩu xăng dầu không đạt hạn mức nhập khẩu tối thiểu được Bộ Công Thương giao. Cơ quan chức năng của Bộ này đã kiểm tra, xử lý 06 đơn vị, còn 26 thương nhân đầu mối với 42 lượt vi phạm nhiều lần, trong thời gian dài thì chưa được kiểm tra, xử lý.
Điều ngược đời là thương nhân phân phối lại bán xăng dầu sai cho thương nhân đầu mối (từ năm 2017 đến tháng 09/2022) là 828.963 m3 để hưởng chiết khấu/chênh lệch giá bất hợp pháp với số tiền là 950.000 triệu đồng, ảnh hưởng đến chiết khấu cho các đại lý và cửa hàng bán lẻ.
Bộ Công Thương đã quản lý lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, giám sát, xử lý không nghiêm, ưu ái, không chấn chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh xăng dầu dẫn đến nhiều diễn biến phức tạp, nhiều hành vi mua bán trái quy định, gây thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng cho Nhà nước, việc này diễn ra trong một thời gian dài. Cụ thể: 1) Công ty Dầu khí Đồng Tháp ủy quyền mua bán xăng dầu cho các Công ty không phải là công ty con và không được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu. 2) Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ủy quyền cho các công ty con thuộc Tập đoàn được ký hợp đồng mua, bán xăng dầu với thương nhân đầu mối khác và bán tái xuất xăng dầu 4.469.821 m3; các Công ty cổ phần của Petrolimex bán tái xuất xăng dầu 6.266.301 m3. 3) Các công ty con của Công ty THNN Thương mại và dịch vụ Long Hưng bán xăng dầu cho công ty mẹ, mua xăng dầu của các thương nhân đầu mối, mua xăng dầu của các thương nhân phân phối khác. 4) Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư –CTCP (PETEC)- Công ty con của PVOil đã mua xăng dầu của thương nhân đầu mối và các đơn vị thành viên khác thuộc PVOil là 87.801 m3; các Công ty con của PVOil đã bán xăng dầu cho các thương nhân đầu mối khác 131.162 m3/tấn. 5) Các công ty con của Công ty TNHH Petro Bình Minh mua xăng dầu của các thương nhân đầu mối và các công ty con của thương nhân đầu mối 82.673 m3/tấn xăng dầu, bán xăng dầu cho các thương nhân đầu mối và các công ty con của thương nhân đầu mối 36.806 m3/tấn, mua bán xăng dầu với nhau 278.168 m3/tấn xăng dầu.
Về hóa đơn: Công ty Xuyên Việt Oil, Công ty Hải Hà xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho Tổng công ty Xăng dầu Quân đội sản lượng không đúng với thực tế. Công ty Xuyên Việt Oil đã xuất hóa đơn với số lượng nhiều hơn thực giao là 2.580,5m3 xăng và 7.433,3 m3 dầu DO.
Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ, tài liệu vụ việc để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật gồm:
1) Hành vi vi phạm pháp luật trong việc kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; việc sử dụng quỹ BOG tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức.
2) Hành vi vi phạm pháp luật trong việc kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu tại Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.
3) Hành vi vi phạm pháp luật trong việc kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; việc sử dụng quỹ BOG sai mục đích bình ổn giá tại Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà.
4) Hành vi vi phạm pháp luật trong việc góp vốn thành lập Công ty cổ phần Hóa dầu Phước Khánh tại Công ty TNHH MTV Thương mại Dầu khí Đồng Tháp: Ủy ban tỉnh Đồng Tháp đồng ý về chủ trương cho Công ty TNHH MTV Thương mại Dầu khí Đồng Tháp đầu tư xây dựng kho ngoại quan khi chưa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung; việc xác định giá trị tài sản (bồn chứa xăng dầu T10, T11, T12) để góp vốn thành lập Công ty cổ phần Phước Khánh chưa theo tiêu chuẩn thẩm định giá, có nguy cơ thất thoát tài sản Nhà nước; việc góp vốn bằng tiền mặt là sai quy định; Công ty TNHH MTV Thương mại Dầu khí Đồng Tháp được hoàn lại vốn bằng tiền mặt, với số tiền 18.900 triệu đồng. Đây là khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn và giá trị cổ phần, có khả năng tài sản Nhà nước được bán ra chưa được thẩm định lại. Công ty TNHH MTV Thương mại Dầu khí Đồng Tháp mua xăng của Công ty cổ phần đầu tư Nam Phúc, hạch toán nhập kho, xuất kho không rõ ràng, thiếu hồ sơ hạch toán nhập, xuất, tồn kho.
Đối với Bộ Công Thương:
Tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng và pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm đã nêu. Trong đó cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, kiểm điểm, giám sát việc dự trữ xăng dầu lưu thông bắt buộc đối với các thương nhân đầu mối… khi để xảy ra thiếu xăng dầu trong thời gian qua; trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong quản lý quỹ BOG; giám sát thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện quy định quý BOG khi để họ chiếm dụng và dụng sử dụng sai mục đích quỹ BOG.
Xem xét, xử lý số tiền thương nhân đầu mối đã trích lập quý BOG sai chủng loại xăng khoảng 1.013.449 triệu đồng; chi sử dụng sai chủng loại xăng khoảng 2.140.428 triệu đồng.
Rà soát truy thu khoản tiền được hưởng lợi từ việc thương nhân đầu mối mua bán xăng dầu với thương nhân phân phối xăng dầu trái quy định, số tiền cần xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật là 950.000 triệu đồng.
(Còn nữa)
Vũ Hoàng - Minh An
Tin mới
‘Công viên thiện nguyện’ - nhiều mảnh đời khó khăn đã được kết nối, sẻ chia
Với mục đích tạo một không gian sinh hoạt, gắn kết giữa chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm cùng chia sẻ yêu thương, giúp đỡ các trường hợp khó khăn trên địa bàn, thời gian qua, nhiều địa phương của TP. Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) đã thành lập mô hình “Công viên thiện nguyện”.
Quảng Bình phê duyệt quy hoạch phát triển đô thị xã An Thủy
Tỉnh Quảng Bình vừa chính thức phê duyệt Quy hoạch phân khu phát triển đô thị xã An Thủy, huyện Lệ Thủy theo Quyết định số 2604/QĐ-UBND, với tỷ lệ 1/2.000.
Bạc Liêu bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024
Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường lĩnh vực an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024.
Vietnam Airlines Group mở bán lần đầu 1,5 triệu vé giai đoạn từ ngày 13/01 - 12/02/2025
Theo Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ mở bán sớm gần 1,5 triệu chỗ trên toàn mạng bay nội địa cho giai đoạn đi lại từ ngày 13/01 - 12/02/2025 (tức ngày 14 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng).
Bình Dương xây dựng hơn 3.000 căn nhà ở xã hội gần 4 khu công nghiệp
Hơn 3.000 căn nhà ở xã hội được xây dựng ở gần 4 khu công nghiệp của TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương gồm: VSIP II, Phú Tân, Đồng An 2 và Mỹ Phước 3.
Hãng Vietjet Air mở bán sớm 2,6 triệu vé bay trong giai đoạn từ 15/1/2025 đến 12/2/2025
Thông tin từ Vietjet Air cho biết, nhằm phục vụ người dân và du khách lên kế hoạch bay Tết Nguyên đán 2025. Hãng sẽ mở bán sớm 2,6 triệu vé bay trong giai đoạn từ 15/1/2025 đến 12/2/2025, tức 16 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến ngày 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Câu chuyện thương hiệu
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%