Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Điểm tên những doanh nghiệp được Bộ Công Thương ưu ái mua điện với giá vượt khung

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ thì, kiểm tra việc ký kết hợp đồng mua bán điện có giá mua vượt khung giá phát điện do chính Bộ Công Thương ban hành, có: Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2, Nhà máy Thủy điện Sông Bung 4; điều chỉnh giá mua bán gồm: Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 5… Vậy, số tiền vượt khung đó hiện ở đâu? Xử lý như thế nào? Ai chịu trách nhiệm?

Chuyện hợp đồng mua bán điện vượt khung giá đối với Thủy điện Đồng Nai 2 và Thủy điện Sông Bung 4A cần cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan. Bởi, khung giá trần đã có, Luật Điện lực cũng quy định rõ, những trường hợp mua bán ngoài khung giá trần thì phải có báo cáo, có thẩm định, được Bộ trưởng xem xét giải quyết.

Một phần của kết luận của Thanh tra Chính phủ
Một phần của kết luận của Thanh tra Chính phủ. 

Mua điện cao hơn khung giá từ 288 đến 757 đồng/kWh

Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2 có công suất 70 MW do Công ty cổ phần Thủy điện Trung Nam làm chủ đầu tư. Nhà máy ngụ tại huyện Di Linh và huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, vận hành thương mại toàn bộ nhà máy vào tháng 09/2014.

Tháng 05/2014, Công ty Mua bán điện và Công ty cổ phần Thủy điện Trung Nam ký hợp đồng mua bán điện số 05, giá mua là 1.740 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT, thuế tài nguyên nước, phí môi trường rừng), sau khi có báo cáo quyết toán công trình hai bên sẽ tính toán lại giá điện, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt… Giá mua 1.740 đồng/kWh là cao hơn 757 đồng/kWh so với mức giá trần quy định áp dụng cho các nhà máy thủy điện do Bộ Công Thương ban hành.

Theo quy định tại Điều 31, Luật Điện lực thì, việc mua vượt khung giá, Cục Điều tiết điện lực phải có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng xem xét, giải quyết. Nhưng việc đàm phán, mua bán điện của Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2 diễn ra từ tháng 12/2008, gồm: EVN, Công ty Mua bán điện, chủ đầu tư, Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản qua lại liên quan đến việc đàm phán giá điện, phê duyệt hợp đồng mua điện nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm, nguyên nhân chính là giá mua bán điện vượt khung giá quy định, chủ đầu tư nêu nhiều ý do tăng tổng chi phí đầu tư dự án.

Ngày 16/05/2015, Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 (tại xã Tân Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) chính thức đi vào hoạt động.
Ngày 16/05/2015, Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 (tại xã Tân Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) chính thức đi vào hoạt động.

Thanh tra Chính phủ kiểm tra phát hiện: Giá mua điện của Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2, EVN tạm thanh toán là 1.740 đồng/kWh vượt khung và nằm ngoài thẩm quyền phê duyệt hợp đồng mua bán điện của Cục Điều tiết điện lực. Sau khi chủ đầu tư phê duyệt quyết toán vốn đầu tư Nhà máy, Cục Điều tiết điện lực không cung cấp được hồ sơ, tài liệu về việc kiểm tra Hợp đồng mua bán điện. Việc EVN và chủ đầu tư đám phán giá mua điện trên cơ sở số liệu quyết toán vốn đầu tư do chủ đầu tư cung cấp trong khi số liệu kiểm toán vốn đầu tư dự án do đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện thiếu tin cậy. Vì thế, việc ENV thanh toán 1.740 đồng/kWh chưa bao gồm VAT cho Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2 là thiếu cơ sở pháp lý.

Theo kết luận thanh tra, việc mua bán điện giá vượt khung tại Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2, trách nhiệm thuộc EVN, Cục Điều tiết điện lực, chủ đầu tư và Bộ Công Thương.

Nhà máy Thủy điện Sông Bung 4A, có công suất 49 MW, địa chỉ tại huyện Đông Giang và Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, do Công ty cổ phần Phú Thạnh Mỹ là chủ đầu tư.

Tháng 10/2013, EVN và Công ty cổ phần Phú Thạch Mỹ ký hợp đồng mua bán điện số 10, mua điện của Nhà máy Thủy điện Sông Bung 4A, giá đúng khung là 983 đồng/kWh (chưa VAT, thuế tài nguyên nước, phí môi trường), áp dụng đến ngày 31/12/2014. Tháng 08/2015, EVN và Công ty cổ phần Phú Thạch Mỹ, ký hợp đồng sửa đổi, bổ sung, giá mua điện từ ngày 01/01/2015 là 1.271,84 đồng/kWh.

Nhà máy Thủy điện Sông Bung 4A nằm tại thôn Pà Dấu 2, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam.
Nhà máy Thủy điện Sông Bung 4A nằm tại thôn Pà Dấu 2, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ ghi rõ: EVN và Công ty cổ phần Phú Thạch Mỹ ký hợp đồng mua bán điện, thực hiện tạm thanh toán theo giá 1.271,84 đồng/kWh vượt khung giá trần. Khung giá trần của năm 2015 là 1.060 đồng/kWh, việc mua điện với trên  là chưa đúng quy định. Việc mua bán, tạm thanh toán vượt khung giá giữa EVN với Công ty cổ phần Phú Thạch Mỹ diễn ra trong nhiều năm. Đến tháng 04/2022, Thanh tra Chính phủ bắt đầu thanh tra, việc mua bán, tạm thanh toán vượt khung giá vẫn không được xử lý. Thậm chí EVN còn có văn bản đề nghị Cục Điều tiết điện lực xem xét, có ý kiến về giá điện theo quyết toán vốn đầu tư Nhà máy Thủy điện Sông Bung 4A với giá mua 1.110 đồng/kWh. Giá 1.110 đồng/kWh là khung giá trần của năm 2019.

Trách nhiệm để mua bán vượt khung giá và tạm thanh toán thuộc Bộ Công Thương, Công ty cổ phần Phú Thạch Mỹ, Cục Điều tiết điện lực, EVN.

Một phần của kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Một phần kết luận của Thanh tra Chính phủ tại Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2 và Nhà máy Thủy điện Sông Bung 4A.

Vi phạm trong điều chỉnh giá hợp đồng mua bán điện

Vi phạm trong điều chỉnh giá hợp đồng mua bán điện sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra vốn đầu tư dự án gồm: Dự án nhiệt điện Vũng Ánh 1 và Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 5.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, căn cứ hồ sơ, tài liệu do Bộ Công Thương, EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cung cấp thì một số nhà máy điện chưa thực hiện việc điều chỉnh giá hợp đồng mua bán điện sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, kiểm toán vốn đầu tư dự án.

Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư tại Khu kinh tế Vũng Áng
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư tại Khu kinh tế Vũng Áng.

Thanh tra Chính phủ kiểm tra cho thấy, tổng chi phí đầu tư nhà máy điện được kiểm toán làm căn cứ để các bên đàm phán, xác định giá mua bán điện. Tuy nhiên, Bộ Công Thương nhận được báo cáo kiểm toán chi phí đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 từ Kiểm toán Nhà nước nhưng không chỉ đạo, sao gửi EVN để có căn cứ đàm phán lại giá mua điện, do đó đến nay, giá mua điện từ Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 vẫn chưa được đàm phán điều chỉnh giá mua bán điện.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính gồm: Giảm trừ số tiền 3.138, 745 tỷ đồng, trong đó giảm nguồn vốn đầu tư tại Vũng Áng 1 là 898,111 tỷ đồng; giảm chi phí của dự án Vũng Áng là 2.560, 448 tỷ đồng. Cụ thể: thu hồi nộp Tập đoàn Dầu khí 5.810 tỷ đồng; giảm trừ thanh toán 14,239 tỷ đồng; xử lý khác 14,239 tỷ đồng.

Đến thời điểm Thanh tra, các khoản tiền mà Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý, chưa thấy có công văn, giấy tờ báo cáo, thể hiện đã xử lý như thế nào? Trách nhiệm trên thuộc Bộ Công Thương.

Đối với Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 5, báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước năm 2016 kiến nghị điều chỉnh giảm nguồn vốn 351,235 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ kiểm tra cho thấy, đến tháng 06/2022, Công ty Mua bán điện và chủ đầu tư vẫn chưa hoàn tất việc đàm phán giá điện theo quyết toán vốn đầu tư dự án mà Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị. Bộ Công Thương nhận được báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước nhưng không chỉ đạo, sao gửi EVN để có căn cứ đàm phán lại giá điện và điều chỉnh hợp đồng mua điện với Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 5. Chủ đầu tư của Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 5 là Tổng Công ty Điện lực TKV.

Đã không điều chỉnh giá mua điện theo quy định, qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ còn phát hiện chuyện khủng hơn trong mua bán điện với Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 5, đó là Công ty Mua bán điện và Tổng Công ty Điện lực TKV đã thực hiện đàm phá lại giá điện theo vốn đầu tư quyết toán ban đầu, không phải quyết toán do Kiểm toán Nhà nước thông báo.

Dù đang bị thanh tra, nhưng ngày 30/12/2022, Công ty Mua bán điện vẫn có văn bản số 9530 báo cáo EVN quá trình đàm phán với TKV là đã thống nhất các thông số điện, đề nghị EVN duyệt giá điện theo quyết toán vốn đầu tư, thông qua dự thảo hợp đồng và ủy quyền cho Công ty Mua bán điện ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung.

Nhà máy thủy điện Đồng Nai 5 (nằm tại xã Đắk Sin huyện Đăk R'Lấp tỉnh Đắk Nông, và xã Lộc Bắc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) do Công ty Thủy điện Đồng Nai 5-TKV quản lý và vận hành.
Nhà máy thủy điện Đồng Nai 5 (nằm tại xã Đắk Sin huyện Đăk R'Lấp tỉnh Đắk Nông, và xã Lộc Bắc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) do Công ty Thủy điện Đồng Nai 5-TKV quản lý và vận hành.

Trách nhiệm

Giá điện ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân đến sự phát triển của nền kinh tế, đến an ninh năng lượng quốc gia. Vì thế, trong Kết luận, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị xử lý về tài chính và nêu rõ trách nhiệm thuộc Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, Công ty Mua bán điện, EVN và các chủ đầu tư.

Khởi tố Giám đốc và 05 cán bộ Tập đoàn EVN, Bộ Công Thương

Ngày 09/11/2023 vừa qua, mở rộng điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356, Bộ luật Hình sự, đối với Nguyễn Danh Sơn (SN 1966), Giám đốc Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với bị can Nguyễn Danh Sơn.

Bị can Nguyễn Danh Sơn. Ảnh Bộ Công an
Bị can Nguyễn Danh Sơn. (Ảnh Bộ Công an)

Trước đó, ngày 05/11, về cùng tội danh, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố, tạm giam và khám xét chỗ ở với 5 bị can gồm: Trần Quốc Hùng (47 tuổi), Phó phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương; Trịnh Văn Đoàn (41 tuổi), chuyên viên phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng; Nguyễn Hữu Khải (46 tuổi), Trưởng Phòng kinh doanh mua điện, Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Đỗ Ngọc Tuyền (35 tuổi), chuyên viên Phòng Kinh doanh mua điện; Trương Hoàng Dũng (41 tuổi), chuyên viên Phòng Kỹ thuật và Công nghệ thông tin, Công ty Mua bán điện.

Thương hiệu & Công luận tiếp tục theo dõi và cập nhật các thông tin xử lý tài chính, trách nhiệm đến bạn đọc.

Vũ Hoàng - Minh An

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp quốc

Từ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Đường ống khí đốt Siberia 2: Tính toán của Nga với Mông Cổ và Trung Quốc
Đường ống khí đốt Siberia 2: Tính toán của Nga với Mông Cổ và Trung Quốc

Đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, kết nối các mỏ khí đốt ở Yamal thuộc Tây Siberia (Nga) với Trung Quốc qua Mông Cổ đang được Nga tính toán như thế nào?

Quảng Ninh: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đạt hơn 2,8 tỷ USD
Quảng Ninh: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đạt hơn 2,8 tỷ USD

Theo thông tin Chi cục Hải quan Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đến ngày 15/9, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu là 2,804 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023.

Từ 15h chiều nay 19/9 giá xăng tăng, giá dầu diezel giảm
Từ 15h chiều nay 19/9 giá xăng tăng, giá dầu diezel giảm

Giá xăng dầu được liên bộ điều chỉnh từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng E5RON92 tăng 50 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 130 đồng/lít; giá dầu diezel giảm 120 đồng/lít, dầu hỏa giảm 240 đồng/lít/kg, dầu mazut tăng 360 đồng/kg.

Quảng Nam: Nhiều địa phương miền núi có nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao
Quảng Nam: Nhiều địa phương miền núi có nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao

Dữ liệu quan trắc trên Cổng thông tin trượt lở Quảng Nam đã đưa ra cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở, trượt lớn ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh...

Lâm Đồng: Chặt hạ 148 cây xanh để tôn tạo, xây dựng hệ thống đường tại Đà Lạt
Lâm Đồng: Chặt hạ 148 cây xanh để tôn tạo, xây dựng hệ thống đường tại Đà Lạt

Theo thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng, đã thống nhất chủ trương chặt hạ 148 cây xanh, di dời 52 cây khác để triển khai dự án nâng cấp, mở rộng đường Hoàng Văn Thụ, TP. Đà Lạt.