Nếu theo cách tính toán của ngành dệt may, kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng nay lên đến 35,117 tỷ USD (ngành dệt may tính chung bao gồm 4 nhóm sản phẩm: Dệt may; xơ, sợi dệt; vải mành, vải kỹ thuật; nguyên phụ liệu dệt may).
Bởi nếu tính riêng nhóm dệt may tốc độ tăng trưởng gần 16,7%; và tính chung cả 4 nhóm hàng tốc độ tăng trưởng là 15,8%. Đây là kết quả ấn tượng vì vài năm gần đây tốc độ tăng trưởng của ngành này, nhất là nhóm hàng chính (dệt may) chỉ xoay quanh mức trên dưới 10%.
Tính đến 15/12, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu (bông; xơ sợi dệt; vải; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) lên đến 24 tỷ USD
Xết về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất với trị giá 12,45 tỷ USD, tăng 11,8% và chiếm tỷ trọng 45% (cập nhật về thị trường hết tháng 11).
Kế đến là các thị trường: EU (28 nước) đạt trị giá 3,78 tỷ USD, tăng 11,5%; thị trường Nhật Bản đạt trị giá 3,48 tỷ USD, tăng 24,3%; thị trường Hàn Quốc đạt trị giá 3,05 tỷ USD, tăng 24,7%…
Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là ngành hàng xuất khẩu quan trọng này đang phụ thuộc lớn vào nguyên phục liệu nhập khẩu.
Tính đến 15/12, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu (bông; xơ sợi dệt; vải; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) lên đến 24 tỷ USD.
Trong đó mặt hàng vải có kim ngạch lớn nhất lên đến 12,241 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ 2017.
3 nhóm còn lại cũng có kim ngạch nhập khẩu lên đến cả tỷ USD. Cụ thể, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 5,495 tỷ USD, tăng 4,9%; bông đạt kim ngạch 2,916 tỷ USD, tăng 28,5%; xơ, sợi đạt 2,311 tỷ USD tăng tới 33,2 tỷ USD.
Tính chung 4 nhóm hàng nêu trên, tốc độ tăng trưởng lên đến 19%. Như vậy nhu cầu nhập khẩu ngành hàng này vẫn đang tăng nhanh.
Các thị trường nhập khẩu (cập nhật hết tháng 11) chủ yếu là: Trung Quốc với 9,65 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước; Hàn Quốc với 2,87 tỷ USD, tăng 6%; Đài Loan với 2,25 tỷ USD, tăng 3%; Hoa Kỳ với 1,84 tỷ USD, tăng 22,2%...
Năm 2018, là một trong những giai đoạn khởi sắc nhất về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may trong vài năm gần đây.
Thiên Trường