Nhìn chung, các ứng dụng số đã thâm nhập sâu rộng vào cuộc sống của người dân. Tuy nhiên để phổ cập được rộng rãi, từ thực tiễn triển khai các ứng dụng hiện nay cho thấy sự thành công đến từ việc tiếp cận theo 02 hướng.
Đi từ các nhu cầu cơ bản, sở thích và đặc trưng văn hóa của người Việt (nhu cầu giải trí, nhu cầu thể hiện bản thân… có sử dụng ngôn ngữ Việt hoặc đáp ứng văn hóa Việt như ca nhạc, tin tức) hoặc đi từ các quy định, chính sách quản lý, thúc đẩy của cơ quan nhà nước (như cung cấp dịch vụ có điều kiện, dịch vụ công…). Người dùng Việt có xu hướng ưa thích sử dụng các ứng dụng miễn phí hoặc dịch vụ miễn phí trên các ứng dụng.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết theo số liệu thống kê trong tháng 01/2024, mặc dù Việt Nam giữ vị trí TOP 11 toàn cầu về tổng số lượt tải trên thiết bị di động, tuy nhiên mức chi tiêu cho các dịch vụ qua nền tảng (revenue in app-purchase) ước đạt 31,5 triệu đô, xếp thứ 35 quốc gia có doanh thu trên các ứng dụng cao nhất toàn cầu, chỉ đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philipppines).
Tháng 02/2024, Cục Tần số đã xử lý 07 vụ vi phạm về sử dụng tần số, trong đó, phạt tiền 02 vụ, cảnh cáo 05 vụ. Qua công tác kiểm soát tần số, đã kịp thời phát hiện 01 đối tượng đi xe máy chở thiết bị BTS giả phát tán tin nhắn lừa đảo tại TP. Hồ Chí Minh và đã phối hợp với Công an thành phố bắt giữ.
Trong tháng 02/2024, Bộ đã ban hành 02 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm Quyết định số 14/QĐ-XPVPHC và Quyết định số 7/QĐ-VPHC.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo cập nhật hơn 3.000 kênh nội dung được khuyến nghị chọn quảng cáo. Đây là lần thứ ba danh sách này được Bộ công bố công khai. Việc xây dựng và công bố White List và Black List là một trong những giải pháp được Bộ triển khai từ giữa năm 2022 nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động quảng cáo trên Internet.
PV (t/h)