Đó là một trong những hoạt động kỷ niệm của Ngày sở hữu trí tuệ thế giới là năm 2018 với chủ đề “Tiếp sức cho những thay đổi - Phụ nữ với hoạt động đổi mới và sáng tạo”. Sự kiện sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 21/4.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động như hội thảo, triển lãm, chiếu video phỏng vấn các nhân vật về chủ đề đổi mới và sáng tạo, về các phụ nữ điển hình trong đổi mới sáng tạo, biểu diễn âm nhạc, đi bộ vì đổi mới và sở hữu trí tuệ (SHTT) cũng sẽ diễn ra.

Bảo vệ đổi mới sáng tạo chính là sở hữu trí tuệ

Việt Nam đứng thứ  59/128  quốc gia trong Bảng  xếp hạng chỉ số  đổi  mới sáng tạo toàn cầu năm 2016, năm 2017 đứng vị trí 47/127 quốc gia trong Bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Theo đó, Việt Nam đã tăng hạng khá ấn tượng, từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 nước và  nền  kinh  tế  (tăng  12  bậc).  Đây  là  thứ  hạng  cao  nhất  Việt  Nam  từng  đạt  được  từ  trước  đến  nay.  Việt  Nam còn đứng vị trí số 1 về chỉ số GII 2017 trong số các nước có thu nhập trung bình thấp. ĐMST và tài sản trí tuệ được xem là động lực quan trọng thúc đẩy sự  tăng trưởng của nền kinh tế.

Ngày sở hữu trí tuệ: Tôn vinh vai trò của phụ nữ trong hoạt động đổi mới, sáng tạo - Hình 1IP day 2018: “Tiếp sức cho những thay đổi - Phụ nữ với hoạt động đổi mới và sáng tạo”. Sự kiện sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 21/4.

Vì vậy, phát triển kinh tế tri thức được xác định là hướng đi quan trọng để Việt Nam theo kịp sự  phát triển của thế  giới,  trong  đó  sử  dụng  vốn  tài nguyên  và  lao  động  gia  tăng  thông  qua  việc áp dụng  cộng  nghệ, kỹ  thuật mới, nghiên cứu và  phát triển sản phẩm  mới, nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng của  người lao động... hay nói cách khác, chính là tăng cường các hoạt động đổi mới sáng tạo của các tổ chức và cá nhân.

Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục SHTT cho biết, hoạt  động  ĐMST  đa  dạng  và  có  nhiều  cấp  độ,  từ  triển  khai  một  ý  tưởng  mới,  tạo  một  sản  phẩm, dịch  vụ  mới  hay  tạo  ra  sự  thay  đổi  về  chất  cho  một  sản  phẩm  và  dịch  vụ  đã  có,  đến  ĐMST trong quy trình (sản xuất, bán hàng, marketing, thương hiệu, quản lý…). Dù ở mức độ, cấp độ nào, ĐMST luôn  bắt  nguồn  từ  các  ý  tưởng,  đây  cũng  là  khởi  nguồn  của  các  tài  sản  trí  tuệ.  Vì  vậy,  một  trong  những  yếu  tố giúp  thúc  đẩy,  quản  lý  và  bảo  vệ  ĐMST của  doanh  nghiệp  chính  là  SỞ  HỮU  TRÍ  TUỆ (Intellectual Property – IP) hay nói cách khác, SHTT  giúp nâng tầm sáng tạo cho doanh nghiệp.

Năm  2015  là  năm  đầu  tiên  sự  kiện  kỷ  niệm  Ngày  SHTT  thế giới  được  tổ  chức  mở  rộng.  Với  ý  tưởng  xuyên  suốt  “Walk  A-head  for Innovation  &  IP”  và  câu  khẩu  hiệu  “Đi  bộ  bằng  đầu,  sáng  tạo  dài  lâu”, sự kiện đã thu hút hơn 1000 người tham gia; Năm  2016,  2017  tiếp  tục  tinh  thần  của  “Walk  A-head  for  Innovation &  IP”,  Ip đây đã  xây  dựng  nên  hình  tượng  “IP  Man”  (IP  Girl/  Lady…) cùng  câu  khẩu  hiệu  “Ai  cũng  có  thể  trở  thành  IP  Man,  nếu muốn”  để  kêu  gọi,  cổ  vũ  mọi  người  hãy  hành  động  và  trở  thành những  IP  Man  đích  thực.  Ý  tưởng  này  ngay  lập  tức  đã  thu  hút  được  rất nhiều  người  tò  mò,  quan  tâm  và  đăng  ký  tham  gia  để  được  trở  thành IP  Man.  Đặc  biệt  hơn,  ý  tưởng  IP  Man  đã  giúp  thông  điệp  về  IP  và Innovation  được  lan  tỏa  rộng  hơn  nhờ  sự  tham  gia  chia  sẻ  trên  truyền thông  xã  hội  của  các  chuyên  gia,  những  người  có  tầm  ảnh  hưởng (KOLs)

Tuy nhiên, ông Đinh Hữu Phí cũng chia sẻ, những  gì  đã  làm  được  về  truyền  thông  và  tác  động  thực  tế  trong  lĩnh  vực  phổ  biến  thông  tin, kiến  thức,  thay  đổi  hành  vi  liên  quan  tới  SHTT  tại  Việt  Nam  vẫn còn  hạn  chế.  Vì  vậy,  việc tiếp  tục  nâng  cao  nhận  thức  cho  người  dân,  các  tổ  chức  và  cá  nhân  nhằm  đưa  SHTT  vào cuộc  sống  và  thúc  đẩy  ĐMST là  công  việc  vô  cùng  quan  trọng. 

Tiếp sức cho những thay đổi

Hướng  tới  chào mừng  kỷ  niệm  Ngày  SHTT thế  giới  (26/4),  Cục  SHTT  phối  hợp  cùng  CLB Doanh  nhân  Sáng  tạo  tiếp  tục  tổ  chức  sự  kiện  “World IP Day 2018 In Vietnam” nhằm truyền thông, cổ vũ mạnh mẽ hơn nữa cho ĐMST và SHTT.

Ngày sở hữu trí tuệ: Tôn vinh vai trò của phụ nữ trong hoạt động đổi mới, sáng tạo - Hình 2Năm 2017, sự kiện IP Day đã thu hút hàng nghìn người tham gia

Sự  kiện  sẽ  góp  phần  nâng  cao  nhận  thức  về  ĐMST và  SHTT  của cộng  đồng  thông  qua  việc  tạo  ra  một  hiệu  ứng  sâu  rộng  trong  nhận  thức  của  sinh  viên, thanh niên - những người sẽ trực tiếp tham gia vào các hoạt động của ĐMST và SHTT, cả ở tư cách cá nhân, doanh nghiệp và xã hội; Sự  kiện cũng góp  phần  tạo  động  lực  cho  sự  sáng  tạo  của  các  cá  nhân  và  tổ  chức,  khơi  dậy tiềm  năng  chất  xám  trong  xã  hội,  thông  qua  đó  thúc  đẩy  sự  hình  thành  và  phát  triển của  các  ngành  Công  nghiệp  văn  hóa  –  Công  nghiệp  sáng  tạo,  tạo  ra  của  cải  cho  xã hội nhờ ứng dụng các thành tựu của KH&CN, thúc đẩy sự hình thành và  phát  triển  cộng  đồng  doanh  nghiệp  khởi  nghiệp  ĐMST,  qua  đó  góp  phần hình thành nền kinh tế sáng tạo cho Việt Nam; Hưởng  ứng  chủ  đề  năm  2018  của  Ngày  SHTT  thế  giới  là  “Women  in innovation and creativity ”,  sự  kiện  sẽ  thu  hút  các  doanh  nghiệp,  tổ  chức,  chuyên gia,  doanh  nhân  trong  các  ngành  nghề  khác  nhau,  đăc  biệt  là  giới  nữ  cùng  tham  gia để lan tỏa thông điệp về ĐMST và SHTT. Ngày  sở  hữu  trí  tuệ  2018  tôn  vinh  sự  sáng  tạo,  sự  khéo  léo  và  can  đảm  của  những người phụ nữ đang thúc  đẩy sự thay đổi  trong thế giới của chúng ta và định hướng cho tương lai chung của chúng ta.

“Tầm nhìn dài hạn của sự kiện là mong muốn IP Day sẽ không chỉ là ngày của một ngành mà phải là ngày của quốc gia”, ông Đinh Hữu Phí khẳng định.

Ông Đỗ Thiên Hoàng, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo, Cục SHTT cho biết, ý tưởng xuyên suốt các hoạt động cho IP Day2018 là tập trung vào thể hiện yếu tố TIẾP SỨC cho NHỮNG THAY ĐỔI. Để triển khai ý tưởng này, Cục SHTT đã phối hợp với các đơn vị liên quan tìm kiếm, thẩm định, giới thiệu những điển hình của phụ nữ sáng tạo trên khắp Việt Nam, thiết kế trò chơi tạo sự tương tác với các nhân vật nữ quyền lực, đặc biệt là phần không thể bỏ qua chính là phỏng vấn giới trẻ, KOLs về quan điểm của họ đối với vấn đề “Phụ nữ trong đổi mới và sáng tạo.

2000 người tham gia trực tiếp tại địa điểm tổ chức; 10.000 số người biết đến sự kiện thông qua các phương tiện truyền thông…cùng với đối tượng tham gia, sinh viên, Cán bộ, thanh niên một số bộ, ngành, Chuyên gia, doanh nhân, cộng đồng khởi nghiệp…là những gì IP day 2018 tạo nên, ông Hoàng bày tỏ.

Bên cạnh đó, tại buổi lễ kỷ niệm diễn ra vào ngày 21/4 tới tại Tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội sẽ có triển lãm ảnh: Phụ nữ với đổi mới và sáng tạo và những  sáng kiến phát minh của họ.Các hội thảo hội thảo chuyên đề bàn luận về các vấn đề còn tồn tại và triển khai các hoạt động về ĐMST, SHTT...

“Ngày sở hữu trí tuệ thế giới” (World Intellectual Property Day – viết tắt là IP Day) ra đời vào năm 2000 khi các quốc gia thành viên của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) quyết định ngày 26 tháng 4 hàng năm - ngày mà Công ước WIPO chính thức có hiệu lực vào năm 1970 - là ngày để các quốc gia cùng nhau gia tăng sự hiểu biết chung về IP trên toàn thế giới. Kể từ đó, “IP Day” đã trở thành một ngày mà mọi người trên thế giới này cùng nhau tìm hiểu và cổ vũ cho những đóng góp của IP đối với sự phát triển của văn hóa nghệ thuật, công nghệ và những đổi mới sáng tạo vì cuộc sống con người. 

Chương trình do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ Thành phố Hà Nội, Hội Nữ trí thức Việt Nam, BCH Đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hướng tới chào mừng kỷ niệm Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4. Sự kiện cũng đồng thời hướng tới chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam (18/5).

PV