Nhằm góp phần tôn vinh, quảng bá và lan tỏa những giá trị về văn hóa, nghệ thuật của người Huế trên vùng đất Cố đô và thương hiệu Hoàng mai Huế trong dịp Tết đến xuân về, Lễ hội Hoàng mai Huế lần thứ II – 2024 đã khai mạc vào sáng nay tại TP. Huế.
Nhằm góp phần tôn vinh, quảng bá và lan tỏa những giá trị về văn hóa, nghệ thuật của người Huế trên vùng đất cố đô và thương hiệu hoàng Huế trong dịp Tết đến xuân về, Lễ hội Hoàng mai Huế lần thứ II 2024 đã khai mạc vào ngày 1/2 tại TP. Huế
Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Hoàng mai Huế tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Hoàng mai, hướng đến việc xây dựng Huế trở thành xứ sở Hoàng mai Việt Nam.
Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Hoàng mai Huế tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh hoàng mai, hướng đến việc xây dựng Huế trở thành xứ sở hoàng mai Việt Nam
Tại không gian rộng lớn của công viên Thương Bạc (đường Trần Hưng Đạo, TP. Huế), hàng trăm gốc Hoàng mai (một giống mai vàng đặc trưng của Huế) đã được các nghệ nhân, tổ chức trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đem đến để trưng bày, phục vụ người dân và du khách dịp Tết.
Tại không gian rộng lớn của Công viên Thương Bạc (đường Trần Hưng Đạo, TP. Huế), hàng trăm gốc hoàng mai (một giống mai vàng đặc trưng của Huế) đã được các nghệ nhân, tổ chức trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đem đến để trưng bày, phục vụ người dân và du khách dịp Tết
Mai vàng là loại hoa nổi tiếng của Việt Nam. Đối với Thừa Thiên Huế, mai vàng có nguồn gen bản địa đặc hữu thường được gọi là Hoàng mai Huế, được trồng từ lâu đời ở cung đình, phủ đệ, dinh thự, sân đình, cửa chùa, sân nhà dân...
Đối với Thừa Thiên Huế, mai vàng có nguồn gen bản địa đặc hữu thường được gọi là hoàng mai Huế, được trồng từ lâu đời ở cung đình, phủ đệ, dinh thự, sân đình, cửa chùa, sân nhà dân
Hoàng mai tạo nên vẻ đẹp sang trọng, trở thành một biểu tượng sắc xuân của thiên nhiên và con người Huế, gắn liền với đời sống thường nhật của Huế.
Hoàng mai tạo nên vẻ đẹp sang trọng, trở thành một biểu tượng sắc xuân của thiên nhiên và con người Huế, gắn liền với đời sống thường nhật của Huế
 Với quyết tâm khôi phục truyền thống trồng mai, chơi mai cảnh của người dân Huế, từ đó đưa phong trào “Mai vàng trước ngõ” trở thành phong trào trọng điểm gắn với mô hình “Huế - Thành phố bốn mùa hoa”.
Với quyết tâm khôi phục truyền thống trồng mai, chơi mai cảnh của người dân Huế, từ đó đưa phong trào “Mai vàng trước ngõ” trở thành phong trào trọng điểm gắn với mô hình “Huế - thành phố 4 mùa hoa”
Đồng thời tạo điểm nhấn về cảnh quan sinh thái nhân văn truyền thống của vùng đất Cố đô.
Đồng thời tạo điểm nhấn về cảnh quan sinh thái nhân văn truyền thống của vùng đất cố đô
Theo đó, Ngày hội Hoàng mai Huế lần thứ II - 2024 sẽ diễn ra từ ngày 28.01 đến ngày 08.02 tại công viên Thương Bạc (TP. Huế).
Theo đó, Ngày hội Hoàng mai Huế lần thứ II/2024 sẽ diễn ra từ ngày 28/1 - 8/2 tại Công viên Thương Bạc (TP. Huế)
Tại đây ngày hội sẽ tổ chức các hoạt động như: Cuộc thi các tác phẩm Hoàng mai đẹp; Không gian triển lãm, trưng bày Hoàng mai; Chương trình giao lưu - trao đổi kinh nghiệm, cùng với đó là hoạt động đấu giá Hoàng mai.
Tại đây, ngày hội sẽ tổ chức các hoạt động, như: Cuộc thi các tác phẩm hoàng mai đẹp; không gian triển lãm, trưng bày hoàng mai; chương trình giao lưu - trao đổi kinh nghiệm, cùng với đó là hoạt động đấu giá hoàng mai...
Ghi nhận của Lao Động, nhiều người dân, du khách và các tay chơi mai đã đến tham quan ngày hội từ rất sớm. Bên cạnh thưởng ngoạn, ngắm nhìn Hoàng mai Huế, nhiều người đến để tìm mua những chậu mai về chưng Tết.
Ghi nhận của PV Báo Lao động, nhiều người dân, du khách và các tay chơi mai đã đến tham quan ngày hội từ rất sớm, bên cạnh thưởng ngoạn, ngắm nhìn hoàng mai Huế, nhiều người đến để tìm mua những chậu mai về chưng Tết
Ông Trần Công Vinh (70 tuổi) một người chơi mai lâu năm cho biết, Hoàng mai của Huế là một giống mai rất đặc biệt, theo tôi được biết, giống mai này có tuổi thọ cao hơn những giống mai bình thường, đặc trưng của nó là mùi thơm và giá trị tinh thần, đặc biệt ý nghĩa khi chưng vào những ngày Tết.
Ông Trần Công Vinh (70 tuổi) - một người chơi mai lâu năm cho biết: "Hoàng mai của Huế là một giống mai rất đặc biệt. Theo tôi được biết, giống mai này có tuổi thọ cao hơn những giống mai bình thường, đặc trưng của nó là mùi thơm và giá trị tinh thần, đặc biệt ý nghĩa khi chưng vào những ngày Tết".
Đến thưởng ngoạn ngày hội Hoàng mai Huế từ sớm, anh Cường (một người dân) cho rằng: “Năm nay mai nở khá đều, có nhiều gốc mai rất về thế, uốn lượn đẹp mắt. Việc tổ chức trưng bày mai vàng dịp cận Tết như thế này cũng là một chương trình hay, ý nghĩa, khiến cảm xúc dưng dưng khi Tết đã cận kề”.
Đến thưởng ngoạn ngày hội hoàng mai Huế từ sớm, anh Cường (một người dân) cho rằng: “Năm nay mai nở khá đều, có nhiều gốc mai rất bề thế, uốn lượn đẹp mắt. Việc tổ chức trưng bày mai vàng dịp cận Tết như thế này, cũng là một chương trình hay, ý nghĩa, khiến cảm xúc dưng dưng khi Tết đã cận kề”.
Chuỗi hoạt động của Ngày hội Hoàng mai Huế hứa hẹn là sân chơi ý nghĩa giúp bảo tồn, lưu giữ, phát triển và nâng cao vị thế của Hoàng mai trong dịp Tết cổ truyền, tạo tiền đề tổ chức định kỳ hàng năm Ngày hội Hoàng mai Huế.
Chuỗi hoạt động của Ngày hội Hoàng mai Huế - hứa hẹn là sân chơi ý nghĩa, giúp bảo tồn, lưu giữ, phát triển và nâng cao vị thế của hoàng mai trong dịp Tết cổ truyền, tạo tiền đề tổ chức định kỳ hàng năm ngày hội hoàng mai Huế 

T. Hương(Nguồn: )