Trong báo cáo cập nhật kinh tế về Việt Nam công bố sáng 5/10, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam xuống 5,1% so với cùng kỳ (thay vì 6% hồi cuối tháng Tư).

Ảnh internet.
Dự báo tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam đạt 5,1%. Ảnh internet.

Nguyên nhân là trong tháng 9, tăng trưởng doanh số bán lẻ được dự báo chỉ đạt 5,2% so với cùng kỳ (tháng Tám đạt 7,9%), tăng trưởng xuất khẩu  đạt 6,2% so với cùng kỳ (tháng Tám đạt 14,5%).

Còn nhập khẩu  và sản xuất công nghiệp có khả năng tăng lần lượt 4,0% (tháng 8 đạt 12,4%) và 4,2% (tháng 8 đạt 9,5) so với cùng kỳ. Theo đó, thặng dư thơng mại hàng tháng có thể giảm xuống còn 2,5 tỷ USD (tháng 8 đạt 4,5 tỷ USD).

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giải ngân tăng 8,0% so với cùng kỳ trong 8 tháng, trong khi FDI  cam kết tăng 7,0% so với cùng kỳ, dẫn đầu là nhóm ngành sản xuất.

Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế Việt Nam và Thái Lan, Ngân hàng Standard Chartered.
Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế Việt Nam và Thái Lan, Ngân hàng Standard Chartered.

Về lạm phát, Standard Chartered dự báo có thể ở mức 2,7% so với cùng kỳ trong tháng 9, so với mức 3,5% trong tháng 8, đánh dấu đây là tháng thứ hai liên tiếp lạm phát  dưới mức 4%. Tuy vậy, giá dịch vụ giáo dục, nhà ở và vật liệu xây dựng, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và vận chuyển đã giữ mức lạm phát trên 4% cho đến thời gian gần đây và có thể là nguyên nhân gây áp lực gia tăng lạm phát trong những tháng tới.

Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế Việt Nam và Thái Lan, Ngân hàng Standard Chartered, chia sẻ: “Tăng trưởng tín dụng đang chậm lại (7.4% so với cùng kỳ tính đến ngày 17/09/2024, so với mức trung bình 9.0% trong giai đoạn tương tự trong thời gian từ 2013 đến 2023).

Dự báo của chúng tôi về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý IV có thể sẽ thay đổi, trong bối cảnh lạm phát giảm gần đây, đồng Việt Nam (VND) tăng giá trong quý III và nền kinh tế tăng trưởng chậm".

Minh Đức