1. Có thể thuê đơn vị thẩm định giá độc lập thay hội đồng định giá trong xử phạt vi phạm hành chính?

Căn cứ khoản 3 Điều 60  (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 72 Điều 1 ), trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại Mục 2 để xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và thành lập Hội đồng định giá.

Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên. Thành phần Hội đồng định giá cụ thể được quy định tại Mục 3.

Như vậy, không thể thuê một đơn vị độc lập có chức năng thẩm định giá để thay cho Hội đồng định giá trong xử phạt vi phạm hành chính.

Bộ luật Lao động và văn bản còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024)
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024]
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024
File Excel tính tiền lương hàng tháng của người lao động năm 2024

hội đồng định giá

Không thể thuê một đơn vị độc lập có chức năng thẩm định giá để thay cho hội đồng định giá trong xử phạt vi phạm hành chính (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)

2. Căn cứ xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính?

Căn cứ khoản 2 Điều 60  (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 72 Điều 1 ), tùy theo loại tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:

(i) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu.

(ii) Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính.

(iii) Giá thành của tang vật, phương tiện nếu là hàng hoá chưa xuất bán.

(iv) Đối với tang vật, phương tiện là hàng giả thì giá của tang vật, phương tiện đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.

3. Thành phần Hội đồng định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 , thành phần Hội đồng định giá tang vật vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 được quy định như sau:

(i) Đối với tang vật vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương và cơ quan cấp tỉnh ra quyết định tạm giữ:

- Người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm - Chủ tịch Hội đồng.

- Đại diện Sở Tài chính - Thành viên.

- Đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan - Thành viên.

- Đại diện bộ phận chuyên môn của cơ quan của người ra quyết định tạm giữ - Thành viên (nếu có).

(ii) Đối với tang vật vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp huyện và cấp xã ra quyết định tạm giữ:

- Người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm - Chủ tịch Hội đồng.

- Đại diện Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện hoặc cán bộ tài chính xã - Thành viên.

- Đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan - Thành viên.

- Đại diện bộ phận chuyên môn của cơ quan của người ra quyết định tạm giữ - Thành viên (nếu có).

4. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng định giá?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 , nguyên tắc làm việc của Hội đồng định giá tang vật vi phạm hành chính được quy định như sau:

(i) Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng triệu tập và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Chủ tịch Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính điều hành phiên họp, trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì uỷ quyền cho 01 thành viên Hội đồng điều hành phiên họp.

(ii) Mỗi thành viên của Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phát biểu ý kiến của mình về giá trị của tang vật vi phạm hành chính. Các quyết định về giá trị tang vật vi phạm hành chính phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng (hoặc người được uỷ quyền điều hành phiên họp).

(iii) Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc xác định giá trị tang vật. Biên bản định giá tài sản phải phản ánh đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình xác định giá trị tang vật theo  ban hành kèm theo .

Hương Thủy(Nguồn: )