Nay, ông Hưng muốn chuyển sang tính thuế theo phương pháp kê khai để thuận tiện việc xuất hóa đơn và nộp thuế. Tuy nhiên, cán bộ Chi cục Thuế cho biết, hộ kinh doanh của ông chưa đủ điều kiện để chuyển đổi sang phương pháp kê khai.
Ông Hưng hỏi, hộ kinh doanh của ông cần những điều kiện gì để chuyển đổi phương pháp tính thuế?
Ảnh minh họa
Về vấn đề này, Chi cục Thuế TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 5 Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phương pháp kê khai áp dụng đối với hộ kinh doanh:
- Phương pháp kê khai áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải thực hiện chế độ kế toán.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp hộ kinh doanh đang áp dụng nộp thuế theo phương pháp khoán, chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai thì hộ kinh doanh gửi văn bản về việc chuyển đổi phương pháp nộp thuế và khai điều chỉnh, bổ sung tờ khai thuế khoán theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC đến Chi cục Thuế để được xem xét, hướng dẫn thực hiện.
Hộ kinh doanh phải nghiên cứu các quy định về chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, kê khai nộp thuế khi chuyển sang áp dụng nộp thuế theo phương pháp kê khai. Trong đó, lưu ý một số nội dung như sau:
- Chấp hành đúng quy định chế độ kế toán đối với hộ kinh doanh được ban hành theo Thông tư số ngày 11/10/2021 hướng dẫn về chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh: có đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; Tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp.
- Về hóa đơn bán hàng:
Hộ kinh doanh phải thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số kể từ ngày áp dụng nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Thời điểm lập hóa đơn: Hộ kinh doanh phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (kể cả trường hợp người mua không lấy hóa đơn), cụ thể:
- Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền.
Trường hợp hộ kinh doanh vi phạm các nội dung sau đây thì cơ quan thuế xem xét ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính và thông báo hộ kinh doanh không đáp ứng quy định về áp dụng phương pháp kê khai phải chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khoán đối với các trường hợp sau:
- Hộ kê khai thuế không đúng doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ kê khai.
- Bán hàng, cung cấp dịch vụ nhưng không lập hóa đơn; lập hóa đơn không đúng giá trị hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp; lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.
- Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc chậm nộp hồ sơ khai thuế so với quy định nhưng không chấp hành xử phạt vi phạm hành chính.
- Không chấp hành đúng quy định chế độ kế toán đối với hộ kinh doanh được ban hành theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 hướng dẫn về chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
- Không chấp hành các thông báo yêu cầu giải trình, cung cấp, bổ sung thông tin tài liệu của cơ quan Thuế hoặc đã cung cấp, giải trình nhưng cơ quan thuế xác minh và xác định nội dung hộ cung cấp không đúng.
Chi cục Thuế TP. Quy Nhơn trả lời để ông Nguyễn Văn Hưng được biết.
Hương Thủy(Nguồn: chinhphu.vn)