Cụ thể, theo Nghị quyết 42/2023/UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

Ảnh internet.
Chuyên gia nhận định, kiểm soát lạm phát năm 2024: Không đơn giản! Ảnh internet.

Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường với những mặt hàng hàng sẽ giảm 50% từ ngày 01/01/2024 đến 31/12/2024; Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 43/2022/QH15 trong thời gian từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/06/2024 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%. Điều này ít nhiều sẽ tác động đến kiểm soát lạm phát trong năm.

Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê cho rằng, áp lực lạm phát trong năm 2024 vẫn khá lớn, bởi theo dự báo của các tổ chức quốc tế tình hình kinh tế, chính trị thế giới năm nay có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều yếu tố rủi ro khó lường, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào trong nước cũng như thế giới nhìn chung có xu hướng giảm nhưng vẫn đang ở mức cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp và tạo áp lực tăng giá đối với hàng hóa tiêu dùng.

Thêm vào đó, giá hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá các mặt hàng năng lượng, nhiên liệu biến động khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể tạo nên các cú sốc cho lạm phát năm 2024. 

Cũng theo và Nguyễn Thu Oanh, điện là mặt hàng rất quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng nên có tác động trực tiếp khá lớn tới lạm phát. Năm 2023, EVN đã điều chỉnh 2 lần giá bán lẻ điện bình quân vào tháng Năm và tháng 11, mức điều chỉnh không cao, chỉ tăng 3% và 4,5% và lần điều chỉnh thứ hai vào cuối năm nên tác động rất ít tới chỉ số giá tiêu dùng của năm 2023 nhưng sự tác động sẽ thể hiện rõ ràng hơn trong năm 2024.

Thêm vào đó, có khả năng giá bán lẻ điện bình quân sẽ tiếp tục những lần điều chỉnh trong năm 2024 khi mà nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng lên cùng với sự biến đổi khí hậu gây nên thời tiết cực đoan, từ đó tạo áp lực lên lạm phát.

Chuyên gia nhận định, kiểm soát lạm phát năm 2024: Không đơn giản! Ảnh internet.
Chuyên gia nhận định, kiểm soát lạm phát năm 2024: Không đơn giản! Ảnh internet.

Việc thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do Nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí thực hiện vào giá dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục sẽ tác động mạnh tới chỉ số giá tiêu dùng năm 2024.

“Ngoài ra, theo dự kiến, từ 01/07/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương khu vực nhà nước; đồng thời, lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng 6% có thể là yếu tố làm gia tăng kỳ vọng lạm phát, sẽ khiến cho giá các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng lên. Giá vật liệu xây dựng có thể tăng lên theo chiều hướng phục hồi của thị trường bất động sản. Các gói kích cầu, hạ mặt bằng lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, đẩy mạnh đầu tư công một mặt giúp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nhưng mặt khác có thể tạo sức ép lên mặt bằng giá”, bà Nguyễn Thu Oanh thông tin thêm.

Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế-Tài chính phân tích: Năm 2024, lạm phát so với cùng kỳ nhiều khả năng sẽ có xu hướng giảm, do kinh tế Việt Nam chưa phục hồi hoàn toàn, đồng thời kinh tế thế giới tăng trưởng chậm. 

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 được dự báo cũng sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải dù chỉ phải so với nền thấp của năm 2023 (mục tiêu trên 6% - cao hơn một chút so với năm 2022).

Chuyên gia nhận định, kiểm soát lạm phát năm 2024: Không đơn giản! Ảnh internet.
Chuyên gia nhận định, kiểm soát lạm phát năm 2024: Không đơn giản! Ảnh internet.

Hơn nữa, do thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, khu vực công nghiệp-xây dựng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng sẽ bị ảnh hưởng và tăng trưởng thấp trong năm 2024.

Nếu tăng trưởng GDP trong năm 2024 chỉ xoay quanh mức 6% như nhiều dự báo, tính chung giai đoạn 2020-2024, GDP sẽ chỉ tăng trưởng trung bình 4,64%, tức là nền kinh tế trong năm 2024 vẫn sẽ hoạt động ở mức dưới tiềm năng. Mặc dù có yếu tố kiềm chết lạm phát nhưng việc kiểm soát lạm phát không đơn giản.

Cung tiền và tín dụng trong năm 2023 chỉ tăng trưởng 10-11%, tương đương mức trung bình 05 năm của giai đoạn 2019-2023. Ngoài ra, mặc dù lãi suất giảm mạnh trong nửa cuối của năm 2023, nhưng so với lạm phát lãi suất huy động 12 tháng vẫn ở mức thực dương khoảng gần 2%.

Bên cạnh đó, áp lực lạm phát từ yếu tố tỷ giá tăng trong năm 2024 được dự báo sẽ không lớn khi đồng USD đang trong xu hướng giảm giá, còn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng sẽ bắt đầu giảm lãi suất từ quý II/2024. Nói cách khác, theo TS Nguyễn Đức Độ, môi trường tiền tệ-tỷ giá đang ở mức trung tính và sẽ không khiến giá cả tăng đột biến trong năm 2024.

Chuyên gia nhận định, kiểm soát lạm phát năm 2024: Không đơn giản! Ảnh internet.
Chuyên gia nhận định, kiểm soát lạm phát năm 2024: Không đơn giản! Ảnh internet.

PGS. TS. Ngô Trí Long nhấn mạnh: Thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát năm 2023 sẽ tạo đà cho việc giữ ổn định lạm phát trong năm 2024. Theo đó, một số chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2023 được tiếp tục thực hiện trong năm 2024, như hỗ trợ giảm thuế môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế VAT góp phần giảm chi phí hình thành giá hàng hóa và dịch vụ, nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào sẽ giúp Việt Nam giảm bớt áp lực lạm phát trong bối cảnh đang xuất hiện nhiều rủi ro, thách thức về an ninh lương thực toàn cầu.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, với những yếu tố gia tăng và kiềm chế lạm phát như đã nêu, dự báo CPI bình quân 2024 sẽ dao động ở mức 3,5%-3,6%. Với việc Chính phủ có kinh nghiệm trong điều hành giá hàng hóa và dịch vụ chiến lược, cùng với tổng cầu tiêu dùng chưa có dấu hiệu khởi sắc, mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 từ 4%-4,5% đã được Quốc hội thông qua hoàn toàn khả thi.

Để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4,5% như chỉ tiêu của Quốc hội và ổn định thị trường tài chính tiền tệ, tiếp tục hạ thấp tỷ lệ lạm phát, theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, cần tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế.

Các chuyên gia đều khẳng định, mục tiêu kiểm soát lạm phát là không đơn giản.

Xuân Hải (t/h)