THCL - Trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh tại Bắc Cực giữa Nga với phương Tây, theo phân tích của các chuyên gia, nguy cơ bại trận sẽ thuộc về Moskva.
Tạp chí India & Russia Report vừa đăng tải bài viết nhận định về tình hình Bắc Cực trong tương lai, những bất đồng về lãnh thổ hay căng thẳng chính trị hiện nay giữa Nga và Phương Tây hoàn toàn không đủ để có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh tại Bắc Cực.
Nhưng không phải về vậy trong tương lai khu vực sẽ tránh được lửa chiến tranh và các bên liên quan cần phải có một nổ lực nghiêm túc hơn để bảo vệ hòa bình ở vùng cực này.
Bắc Cực là một trong số ít các khu vực sự hợp tác quốc tế giữa Nga và một số nước Phương Tây không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề chính trị hiện tại, dù vậy một số động thái quân sự giữa bên có liên quan gần đây đã làm xấu đi sự hợp tác này, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin kiêm Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về phát triển Bắc Cực của Nga cho biết.
Trước viễn cảnh một cuộc chiến tranh có thể xảy ram chuyên gia Tiến sỹ khoa học quân sự, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học tên lửa và pháo binh Nga Aleksandr Sivkov đã có những phân tích so sánh về tương quan lực lượng Nga và phương Tây và nhận định "Moskva sẽ thất bại trong cuộc chiến này".
Chiến hạm thuộc Hạm đội Phương Bắc
Trang bị của Hạm đội Phương Bắc
Đến cuối năm 2015 (theo số liệu từ các nguồn công khai) trong trang bị của Hạm đội Phương Bắc (HĐ PB) có 43 tàu ngầm và 41 tàu nổi. Không quân của HĐ PB có 57 máy bay và 62 máy bay lên thẳng các loại. Lực lượng tàu ngầm chủ yếu của HĐ PB gồm 9 tàu ngầm mang tên lửa chiến lược, 3 tàu ngầm tên lửa mang tên lửa có cánh dự án 949A, 14 tàu ngầm nguyên tử đa năng và 7 tàu ngầm điện- diezel.
Thành phần tàu nổi chủ yếu của HĐ PB là 1 tàu sân bay Đô đốc Liên Xô Kuznhetsov, hai tàu tuần dương mang tên lửa hạng nặng dự án 11442, (Đô đốc Nakhimov và Petr Veliki – Piot Đại đế, một tàu tuần dương mang tên lửa dự án 1164- Nguyên soái Ustinov) năm tàu chống ngầm cỡ lớn dự án 1155, hai tàu khu trục dự án 956, ba tàu tên lửa cỡ nhỏ dự án 12341và 12347, sáu tàu chống ngầm cỡ nhỏ dự án 1124 M, ba tàu quét mìn trên biển, bảy tàu quét mìn quanh căn cứ và cơ động, bốn tàu đổ bộ cỡ lớn dự án 755.
Lực lượng máy bay chủ yếu của Không quân Hải quân HĐ PB là 12 chiếc tiêm kích trên tàu Su-33 và 14 chiếc MiG-29K/KUB, 05 máy bay trinh sát tầm xa Tu-22MR, 03 máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142M, 10 máy bay chống ngầm Il-38 và 04 máy bay chuyển phát Tu-142MR.
Máy bay lên thẳng của HĐ PB có: 20 chiếc máy bay lên thẳng chống ngầm Ka-27PL, 02 máy bay lên thẳng tuần tiễu ra dar Ka-31, 16 máy bay lên thẳng vận tải- tác chiến Ka-29 và 24 chiếc máy bay lên thẳng đa năng Mi-8.
Theo đánh giá của các chuyên gia, có đến từ 30 đến 50% tổng số tàu trong biên chế của HĐ PB đang cần sửa chữa (sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa và cả sửa chữa lớn), chính vì thế mà chúng (những tàu cần sửa chữa) không thể giải quyết được các nhiệm vụ tác chiến, hoặc chỉ giải quyết được một phần. Phần lớn máy bay và máy bay lên thẳng của HĐ PB hiện cũng có vấn đề kỹ thuật và cần phải sửa chữa.
Khi bắt đầu các hoạt động tác chiến, HĐ PB sẽ phối hợp với Quân đoàn Phòng không số 21,- quân đoàn này sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ các căn cứ, địa điểm trú quân và sinh lực của Hạm đội trong khu vực được phân công chịu trách nhiệm (phối hợp trong một hệ thống Phòng không thống nhất - trong biên chế của Quân đoàn có 2 trung đoàn Không quân tiêm kích với 60 máy bay, trong đó có khoảng từ 20 đến 40 chiếc có thể sử dụng ngay trong tác chiến, 3 trung đoàn tên lửa Phòng không S-300P) .
Để giải quyết các nhiệm vụ chống lại các cụm tàu nổi lớn của đối phương tiềm năng, HĐ PB có thể được lực lượng Không quân tầm xa yểm trợ,- lực lượng Không quân tầm xa có thể dành khoảng 20 chiếc Tu-22M3 phối thuộc với HĐ PB thực hiện nhiệm vụ này. HĐ PB (nếu tính tới việc đưa từng phần các tàu ngầm, tàu nổi, máy bay và máy bay lên thẳng đang cần sửa chữa vào tác chiến) có thể thành lập:
- Một cụm lực lượng tấn công để đối đầu với các cụm tàu nổi của đối phương tại khu vực biển xa với thành phần tối đa gồm: 1 tàu tuần dương mang máy bay hạng nặng (với 12 đến 18 chiếc Su-33 và 16 đến 18 chiếc máy lên thẳng chống ngầm Ka-27PL), 1 đến 2 chiếc tàu tuần dương mang tên lửa, 2 đến 3 tàu chống ngầm cỡ lớn, 1 đến 2 tàu khu trục, 1 đến 2 tàu ngầm mang tên lửa có cánh, đến 2 tàu ngầm nguyên tử đa năng và 15 đến 20 chiếc Tu- 22M3 của Không quân tầm xa.
- Cụm lực lượng chống ngầm ở khu vực gần bờ gồm 2 cụm tàu sục sạo- tấn công, từ 04 đến 05 tàu ngầm điện- diezel và 6 đến 8 máy bay chống ngầm. Để chống lại các lực lượng tàu nổi của đối phương ở khu vực gần bờ, HĐ PB có thể thành lập chỉ một cụm tàu tấn công gồm 02 đến 03 tàu tên lửa cỡ nhỏ. Để phối hợp tác chiến với cụm quân lục quân ở hướng ven biển, HĐ PB có thể sử dụng 03 đến 04 tàu đổ bộ với một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ trên tàu.
Hành động của Mỹ và NATO
Nhưng các nước đó sẽ không hành động riêng rẽ. NATO, đứng đầu là Mỹ sẽ tham gia vào việc phân chia lại ảnh hưởng trên Bắc Cực (nếu như mọi việc buộc phải như vậy) và để chống lại HĐ PB các nước này sẽ sử dụng 2 dến 3 cụm tàu sân bay tấn công, 2 đến 3 cụm tàu tấn công và từ 12 đến 15 tàu ngầm nguyên tử (phần lớn trong số đó có thể được triển khai trên Biển Baren).
Tiêm kích NATO tuần tra Bắc Cực
Các lực lượng này sẽ được Không quân chiến thuật cất cánh từ các sân bay ở Bắc Na Uy với số lượng ít nhất là 50 máy bay yểm trợ từ trên không. Để chiếm các đảo riêng biệt, Hải quân NATO có thể sử sụng đội tàu đổ bộ với khoảng 10 đến 15 chiếc cùng một lữ đoàn lính thủy đánh bộ.
Phân tích tiến trình các hoạt động tác chiến có thể xảy ra cho thấy- với các lực lượng hiện có thì HĐ PB trong những điều kiện thuận lợi nhất (kịch bản tối ưu) cũng chỉ có thể làm suy yếu lực lượng tàu sân bay của Hải quân Mỹ (loại khỏi vòng chiến 1 trong số từ 2 đến 3 tàu sân bay của Hải quân Mỹ, đánh chìm 2 đến 3 tàu nổi bảo vệ các tàu sân bay và tiêu diệt 2 đến 3 tàu ngầm Mỹ trên Biển Baren.
Có nghĩa là không thể thực hiện được nhiệm vụ tiêu diệt các cụm tàu nổi và tàu ngầm của Hải quân đối phương. Trong khi đó, thành phần chủ yếu của lực lượng tàu nổi và máy bay của cụm quân tấn công và chống ngầm của HĐ PB sẽ bị đối phương tiêu diệt.
HĐ PB cũng không thể giải quyết được nhiệm vụ chủ yếu của mình – đảm bảo khả năng tác chiến lâu dài cho các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược. Lực lượng chống ngầm hiện có của Hạm đội chỉ cho phép kiểm soát một khu vực nhỏ trên toàn bộ vùng biển tuần tiễu của các tàu ngầm tên lửa chiến lược (Nga) và vùng lãnh hải phụ cận các khu vực đóng quân của Hạm đội trên Biển Baren.
Các tàu quét mìn của HĐ PB không thể đối phó có hiệu quả với mối đe dọa mìn ngay cả ở các khu vực biển xung quanh các căn cứ Hải quân. Khi đó, tổn thất của HĐ PB sẽ là từ 30 - 40% đến 50-60 % số lượng tàu, cơ sở hạ tầng trên bờ và Không quân Hải quân, như thế có nghĩa là HĐ PB đã không còn ý nghĩa chiến dịch- chiến lược.
Không những thế, HĐ PB cũng không giải quyết được một nhiệm vụ chiến dịch có ý nghĩa nào vì rõ ràng là không đủ lực lượng. Tiếp sau đó, đối phương có thể chiếm các khu vực đảo, đánh bật Nga ra khỏi khu vực Bắc Cực, thực hiện các đòn tấn công từ hướng biển vào các mục tiêu của Các lực lượng vũ trang Nga và các mục tiêu của nền kinh tế Nga mà không gặp bất cứ sự kháng cự đáng kể nào.
Thùy Dung - Baodatviet