Ngành giáo dục & đào tạo TP. HCM: Cần có một chiến lược chuyển đổi số đúng đắn
Theo ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP. HCM, chuyển đổi số trong giáo dục - được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Vì vậy, để chuyển đổi số thành công, cần có một chiến lược chuyển đổi số đúng đắn, dẫn dắt sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ với các nền tảng số, phục vụ hiệu quả cho hoạt động giáo dục…
Xác định rõ thuận lợi, khó khăn
Chia sẻ tại Hội thảo "Giáo dục số - Cơ hội đột phá và phát triển TP. HCM" - trong khuôn khổ "Tuần lễ chuyển đổi số TP. HCM năm 2023" (ngày 17 - 18/10/2023), ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM nhận định, Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đã tạo nên những sản phẩm đặc trưng của nền kinh tế số, dựa trên dữ liệu lớn.
Trong đó, TP. HCM đã triển khai nhiều hoạt động chuyển đổi số như xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, những lớp học kết nối, đánh giá, theo dõi quá trình học tập của học sinh...
Theo ông Quốc, công nghệ hiện đại giúp cho con người tiếp cận khối lượng tri thức khổng lồ, sáng tạo nội dung một cách nhanh chóng. Nhất là khi AI (khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo) ngày càng phổ biến trong môi trường giáo dục và được dự báo - sẽ thay thế 80% công việc của con người. Vì vậy, giáo dục cần giúp cho học sinh phát triển được khả năng làm chủ công nghệ, sử dụng công nghệ một cách đúng đắn để phát huy những năng lực cá nhân, khi tham gia vào xã hội số.
"Chuyển đổi số trong giáo dục, cần được xem là một chiến lược dài hạn với những cải cách quyết liệt, triệt để. Tuy nhiên, công nghệ không phải yếu tố quan trọng nhất, mà chính sự quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo cơ sở giáo dục; tư duy, nhận thức tiến bộ và sẵn sàng thay đổi của đội ngũ viên chức trong nhà trường; sự phối hợp và đồng thuận của cha mẹ học sinh", ông Quốc nhấn mạnh.
Ông Quốc cho rằng, chúng ta cần phải xác định rõ thuận lợi, khó khăn, nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục đến 2025 của ngành giáo dục TP. HCM cần thực hiện. Đó là: Xây dựng hệ thống dạy học trực tuyến đồng bộ, cho phép người dùng học tập mọi lúc, mọi nơi; xây dựng kho tài nguyên học liệu mở, chia sẻ với các nền tảng dạy học trực tuyến và đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời cho người dân.
Tại hội thảo, ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM nêu ra 3 khó khăn lớn trong chuyển đổi số ngành giáo dục tại Việt Nam.
Thứ nhất, dù đã được nâng cấp, nhưng vẫn còn sự chênh lệch giữa các khu vực, nhất là khu vực ngoại thành và vùng sâu, vùng xa.
Thứ hai, sự chấp nhận của công chúng, quan điểm của nhà quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh còn hạn chế.
Thứ ba, cần nhiều chính sách và chiến lược phát triển để đảm bảo chuyển đổi số phát triển đồng bộ và hiệu quả trên toàn quốc…
Theo ông Minh, sau 2 năm đại dịch Covid-19, bên cạnh khó khăn, cũng bật lên điểm sáng khi giúp quá trình chuyển đổi số tiến nhanh hơn so kế hoạch. Ngành giáo dục TP. HCM đã xây dựng cơ sở dùng chung và trục liên thông dữ liệu được mở rộng, giúp thống nhất dữ liệu toàn ngành. Song, cũng còn những khó khăn trong quá trình kết nối, sai sót dữ liệu.
"Dữ liệu phải được khai thác, chuẩn hóa và tái sử dụng để nó thực sự là tài sản lớn. Nếu không được tiếp tục chuẩn hóa, tái sử dụng hàng năm, thì dữ liệu chỉ là dữ liệu mà thôi", ông Minh nhấn mạnh.
Chiến lược - có tầm nhìn tổng thể và đầy đủ
Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP. HCM đánh giá:
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 - được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó, giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số. Thời gian qua, TP. HCM đã có những nội dung chỉ đạo ngành giáo dục thành phố chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ, qua quá trình thực hiện đã ghi nhận được những hiệu quả tích cực.
Giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chỉ số năng lực cạnh tranh của khu vực, chuyển đổi số trong giáo dục, vì vậy luôn được quan tâm và đầu tư như một giải pháp mũi nhọn nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của địa phương.
Chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo - là quá trình thay đổi về tư duy, cách thức hành động của cá nhân và vận hành của tổ chức trong hệ thống giáo dục. Sự thay đổi này, được tạo điều kiện bởi công nghệ, được phát triển bởi sự tiếp nhận và tham gia tích cực của cộng đồng và được dẫn dắt bởi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khai thác nguồn vốn tài chính sang khai thác nguồn vốn dữ liệu.
Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP. HCM cho biết:
“Để chuyển đổi số thành công, chúng ta cần có một chiến lược chuyển đổi số đúng đắn, dẫn dắt sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ với các nền tảng số phục vụ hiệu quả cho hoạt động giáo dục:
Chiến lược - cần có tầm nhìn tổng thể và đầy đủ cho kế hoạch trung hạn đến 2025 và định hướng 2030, có tính linh hoạt để nhận ra và đáp ứng nhanh chóng những thay đổi trong công nghệ; việc triển khai các công nghệ mới, phải phù hợp và mang tính kế thừa thành quả của những công nghệ trước đó.
Chiến lược - phải thúc đẩy sự tham gia và hướng tới sự phục vụ cho số đông cộng đồng, từ đó, tạo ra nguồn tài nguyên dữ liệu, nguồn vốn quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi số. Khi xây dựng các chính sách, chúng ta cần hướng tới mục tiêu phát triển, quản lý, bảo toàn, khai thác nguồn vốn dữ liệu, từ đó tạo ra giá trị cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng…”.
“Cần có một hệ thống dữ liệu thực sự kết nối”
Nhận định về công tác chuyển đổi số ngành giáo dục, PGS. TS. Lê Minh Triết - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn cho biết:
Đổi mới phương pháp dạy và học chưa đồng đều khi chuyển đổi số; khả năng tiếp cận công nghệ của các trường học và giáo viên chưa đồng nhất; một số trường học có thể thiếu thiết bị, cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai chương trình chuyển đổi số... Cùng với đó là áp lực đối với giáo viên khi vừa hoàn thành công việc hằng ngày, vừa tham gia các lớp bồi dưỡng nghiên cứu áp dụng công nghệ mới - là sự thách thức. Cuối cùng, cần đến sự hỗ trợ từ các cấp quản lý trường học để phát huy động lực giáo viên.
Tương tự, GS. TS. Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. HCM cho hay:
"Nếu không hiểu về đặc trưng của cơ sở giáo dục, thì rất dễ bị nhầm về việc ứng dụng công nghệ thông tin, chứ không phải là chuyển đổi số. Thực tế, nhiều người nói về chuyển đổi số, nhưng khi "nhúng" vào trong cấu trúc một cơ sở giáo dục phổ thông, thì hình dung không nổi. Bởi lẽ, phải là người trong cuộc mới biết được cấu trúc trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm bao nhiêu trục, bao nhiêu nhánh…, lúc đó mới thực sự chuyển đổi số".
GS. TS. Huỳnh Văn Sơn đề xuất:
“Các sở giáo dục – đào tạo nên tập trung để có một hệ thống dữ liệu thực sự kết nối. Đây là dữ liệu dùng chung, thống nhất, từ đó biến thành cơ sở để thực hiện một số vấn đề, như: Dự báo số lượng học sinh, từ đó chủ động đáp ứng về nguồn giáo viên; tuyển sinh theo dữ liệu số hiệu quả...
Đặc biệt, dựa trên trường dữ liệu này, các tỉnh, thành phố đủ luận cứ dự báo số lượng giáo viên, từ đó đề xuất đào tạo theo Nghị định 116, hoặc quản lý hệ thống bồi dưỡng theo dữ liệu”.
Sẽ áp dụng học bạ điện tử
Tại hội thảo chuyển đổi số giáo dục, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM tổ chức mới đây, ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thông tin, tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành thông tư quy định về học bạ, trong đó có học bạ điện tử, thống nhất các loại hình học bạ với việc quản lý và sử dụng học bạ để triển khai trên toàn quốc.
Ông Nguyễn Sơn Hải đánh giá, nếu làm tốt học bạ điện tử - sẽ giải quyết được nhiều tồn tại căn nguyên hiện nay trong lưu trữ, quản lý học bạ giấy của các trường. Thực tế, theo thời gian, học bạ giấy có thể hư hỏng. Mỗi giáo viên khi tham gia quy trình ký, xác nhận, cập nhật thông tin liên quan đến học bạ, cũng có nhiều câu chuyện đáng bàn…
“Khi có học bạ điện tử - sẽ giúp minh bạch hóa được quy trình quản lý điểm, kết quả học tập của học sinh, hạn chế được việc sửa học bạ… Khi có học bạ điện tử - sẽ đẩy mạnh được cải cách thủ tục hành chính. Khi làm hiệu quả học bạ điện tử - sẽ mang lại lợi ích xã hội lớn và được xem là cuộc cách mạng của ngành giáo dục trong cải cách hành chính”, ông Nguyễn Sơn Hải phân tích.
Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin cũng nêu ra các nhóm giải pháp lớn khi xây dựng học bạ điện tử: Mô hình triển khai học bạ điện tử, trong đó chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của nhà trường, phòng, sở và bộ; phải tạo lập được chuẩn khi xây dựng học bạ điện tử… Đặc biệt, quan trọng hơn cả là quản lý học bạ điện tử như thế nào để không xảy ra mặt trái, tiêu cực trong học bạ, nội dung học bạ. Mục đích của học bạ điện tử là sử dụng trong công việc, cải cách thủ tục hành chính…
“Cục Công nghệ thông tin đã lên phương án rà soát đề xuất các mô hình, giải pháp học bạ điện tử quy mô quốc gia, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phương án, sẽ sớm thông báo để các sở giáo dục và đào tạo đăng ký triển khai. TP. HCM đã làm chủ được cơ sở dữ liệu của mình, sẽ rất thuận lợi để khai thác, triển khai các dịch vụ trên hệ cơ sở dữ liệu”, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Nguyễn Sơn Hải nêu...
Lê Quang Trung - Trường ĐHCN Việt – Hung
Tin mới
Mưa lũ gần 28.000 nghìn học sinh ở Hà Tĩnh nghỉ học
Thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết, sáng 20/9, toàn tỉnh có gần 28.000 học sinh tại 34 trường từ bậc mầm non đến THPT phải nghỉ học.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tiếp Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh
Sáng 20/9, tại Phòng Khánh tiết UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì cùng đại diện Lãnh đạo các sở, ngành tiếp ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đến chào xã giao nhân dịp ông Tổng Lãnh sự kết thúc nhiệm kỳ công tác tại TP. Hồ Chí Minh.
Quảng Ninh: Sớm hoàn thiện Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Cô Tô
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Cô Tô hiện đang được gấp rút thi công để đưa vào sử dụng cuối năm 2025. Khi hoàn thành sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho người và tàu cá của địa phương và các tỉnh lân cận khi có bão, giảm thiểu thiệt hại cho người và tài sản của ngư dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Cô Tô và tỉnh Quảng Ninh.
Nghệ An tăng cường kiểm tra và giám sát thị trường sau bão số 3 (Yagi)
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Công văn số 8019/UBND-KT ngày 18/9/2024 về việc chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và giám sát thị trường sau tác động của bão số 3 (Yagi).
Hải Dương: Xe bồn chở xăng đi vào làn xe thô sơ gây tai nạn khiến một người tử vong
Đang lưu thông trên QL5, một xe bồn đã lấn vào làn xe mô tô và đâm va vào một xe máy đang lưu thông cùng chiều khiến một nữ sinh trường y tử vong.
Hải Dương triển khai chiến dịch tiêm phòng bệnh sởi
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi chưa được tiêm đủ liều theo qui định trên quy mô toàn tỉnh thay vì chỉ tiêm tại thành phố Hải Dương và huyện Tứ Kỳ.
Câu chuyện thương hiệu
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ