Tiếp bài “Khu cứu hộ động vật, thực vật hoang dã và mở rộng vườn thực vậtHạng mục nhà điều hành đã hoàn thiện phần móng có diện tích khoảng 200 m2 Ảnh: Lê Quyết

Như báo Thương hiệu & Công luận đã thông tin trong bài 1 và bài 2, dự án “Khu cứu hộ động vật, thực vật hoang dã và mở rộng Vườn thực vật” do Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (gọi tắt là BQL VQG PN-KB) làm chủ đầu tư với tổng diện tích là 8,61 ha. Dự án, có tổng mức đầu tư hơn 8.4 tỷ đồng (trích từ nguồn thu phí Phong Nha – kẻ Bàng thuộc ngân sách tỉnh).

Dự án cơ bản đã hoàn tất các thủ tục nhưng chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ rừng tự nhiên sang sử dụng mục đích khác và quyết định giao đất.

Điều đặc biệt, khu vực triển khai dự án nằm trong diện tích rừng tự nhiên là vùng đệm, thuộc Di sản thiên nhiên Thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng. Để thực hiện dự án, chủ đầu tư phải có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, trong khi chờ các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên, quyết định giao đất và chờ ý kiến Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì chủ đầu tư dự án đã cho đơn vị thi công đưa máy móc vào đào bới, triển khai và hoàn thành một số hạng mục.

Tiếp bài “Khu cứu hộ động vật, thực vật hoang dã và mở rộng vườn thực vậtCông trình đường bê tông đã hoàn thiện có tổng chiều dài 1000m, mặt đường rộng 3m, lề đường đất rộng 1,5 - 2m. Ảnh: Lê Quyết

Theo báo cáo số 135/KLBT ngày 19/4/2019 của Hạt kiểm lâm Bố Trạch gửi Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình và UBND huyện Bố Trạch về kết quả kiểm tra hiện trường cho thấy: Tại lô 14, khoảnh 1, tiểu khu 245 có 1 công trình đang xây dựng đã hoàn thiện phần móng, diện tích khoảng 200m2. Tại lô 14, khoảnh 1, tiểu khu 245 và lô 1; 3 khoảnh 2, tiểu khu 245 có 1 công trình đường bê tông đã hoàn thiện, tổng chiều dài hơn 1000m, mặt đường bê tông rộng 3m, lề đường đất rộng 1,5-2m. Khu vực này thuộc rừng tự nhiên, có chức năng rừng sản xuất, thuộc trạng thái  rừng tự nhiên núi đất thường xanh nghèo.

Từ kết quả kiểm tra hiện trường và xác minh hồ sơ liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, lực lượng chức năng đã lập biên bản đình chỉ, tạm giữ các phương tiện thi công công trình nói trên để phục vụ quá trình xác minh, làm việc. Đồng thời, ham mưu các cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Tiếp bài “Khu cứu hộ động vật, thực vật hoang dã và mở rộng vườn thực vậtNhiều vị trí bị đào bới, phá hỏng cảnh quan để thi công dự án (Ảnh: Lê Quyết)

Trao đổi với PV báo Thương hiệu & Công luận, ông Phạm Văn Tân – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Bố Trạch cho rằng: “Việc chưa chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác và chưa được các cấp có thẩm quyền giao đất nhưng chủ đầu tư đã thi công dự án là vi phạm. Vi phạm thì phải xử lý. Mức độ xử lý trước hết phải xem xét vi phạm về diện tích. Cụ thể là diện tích đã làm đường, làm nhà mà chưa được các cấp có thẩm quyền chuyển đổi đất, giao đất. Đây là hành vi hủy hoại rừng trái pháp luật với mục đích để làm dự án chứ không phải khai thác rừng lấy gỗ trái phép mang tính thương mại”.

Tiếp bài “Khu cứu hộ động vật, thực vật hoang dã và mở rộng vườn thực vậtLán trại được lập dựng lên trong khu vực thi công dự án (Ảnh: Lê Quyết)

 “Về quan điểm của Hạt kiểm lâm, khi chưa có cấp có thẩm quyền cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giao đất để xây dựng các công trình trên diện tích đất rừng tự nhiên, kể cả rừng thường xanh nghèo hay rừng giàu là sai. Chúng tôi đang tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, ông Tân cho biết thêm.

 Khoản 1, 2, 3, Điều 19, Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 quy định điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 2.Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. 3. Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Lê Quyết