Cụ thể, Kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh Thanh Hóa năm học 2022-2023 với tổng số trường trên toàn địa bàn là 2.025 trường.
Trong đó gồm 679 trường mầm non; 603 trường tiểu học; 545 trường THCS, trong đó 1 trường THCS Dân tộc nội trú và 27 trường THCS Dân tộc bán trú; 73 trường tiểu học và THCS; 86 trường THPT; 8 trường THCS và THPT; 5 trường tiểu học, THCS và THPT; 24 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh; 1 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp.
UBND tỉnh Thanh Hoá đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ Kế hoạch được giao phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện Kế hoạch được giao; điều chỉnh chỉ tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục cho các cơ sở giáo dục mới thành lập hoặc chia tách, sáp nhập thành cơ sở mới, đảm bảo phù hợp tình hình thực tế của mỗi địa phương.
Đồng thời, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, giám sát và hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyển sinh đầu 3 cấp học đảm bảo đúng quy chế, đúng đối tượng và Kế hoạch được giao; tổng hợp tình hình và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả thực hiện theo quy định.
UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo phân bổ chỉ tiêu cụ thể cho các cơ sở giáo dục đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, của tỉnh và phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương thuộc phạm vi quản lý.
Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục năm học 2022-2023; kế hoạch sử dụng ngân sách sự nghiệp giáo dục được phân bổ và việc sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và đào tạo năm học 2022-2023; định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
Hoài Thu