Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giải pháp đổi mới trong kiểm tra, đánh giá giáo dục phổ thông

“Các vấn đề giáo dục cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, thấu đáo”, đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022-2026 tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng, sáng 13/05.

Các thành viên Hội đồng, chuyên gia, nhà khoa học đã thảo luận chuyên đề đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong giáo dục phổ thông; chương trình làm việc của Hội đồng trong cả nhiệm kỳ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022-2026 tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng - Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022-2026 tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng. Ảnh VGP/Đình Nam.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), việc kiểm tra, đánh giá học sinh được triển khai ở các cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông được cải tiến theo từng giai đoạn trên cơ sở tiếp thu về khoa học đo lường đánh giá và kinh nghiệm triển khai đánh giá của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Hiện việc kiểm tra, đánh giá trong giáo dục phổ thông được xem là nguồn cung cấp các chỉ số về học tập và tuân theo trình tự: người dạy thực hiện việc giảng dạy, kiểm tra kiến thức người học và tiến hành đánh giá kết quả của người học và dựa trên kết quả kiểm tra đó để làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo.

Tuy nhiên, gần đây, cách tiếp cận này được nhận định là không phù hợp, bởi kiểm tra, đánh giá không chỉ dừng lại ở việc thu thập và phân tích dữ liệu về kết quả học tập, mà còn thực hiện chức năng, nhiệm vụ cao hơn với mục đích cuối cùng là sự tiến bộ không ngừng của đối tượng người học.

Tại phiên họp, Bộ GD&ĐT đã đề xuất 7 giải pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá, trong đó xây dựng và ban hành quy định về chuẩn đánh giá theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tăng cường đánh giá năng lực thực hành, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề, tình huống thực tiễn. Đổi mới nội dung và hình thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông bảo đảm đồng bộ với việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018… Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Chúng ta cần xây dựng chương trình làm việc của Hội đồng trong cả nhiệm kỳ theo các nhóm vấn đề, có thể bổ sung, điều chỉnh theo yêu cầu thực tiễn của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong quá trình triển khai, định hình những nét lớn, bảo đảm tính liên tục trong hàng năm.

“Xã hội, người dân luôn rất quan tâm đến thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học. Tuy nhiên, đây chỉ là một khâu trong quá trình đánh giá học sinh từ mẫu giáo, lớp 1 đến lớp 12. Phó Thủ tướng đề nghị cần lựa chọn, bàn sâu từng chuyên đề cho từng phiên họp của Hội đồng, nhằm phát huy hiệu quả, thực chất vai trò của các chuyên gia, nhà khoa học về giáo dục thông qua các tổ tư vấn, nhóm chuyên gia có cả các thành viên Hội đồng nhiệm kỳ mới và nhiệm kỳ cũ. Hội đồng có trách nhiệm kết nối các hội chuyên ngành, cơ quan chuyên môn để thống nhất những định hướng lớn trong giáo dục”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ.

Trong khuôn khổ buổi họp, các thành viên Hội đồng cho rằng đối với kiểm tra, đánh giá học sinh phổ thông cần dựa trên khung chuẩn năng lực thống nhất, liên thông đối với từng lứa tuổi, cấp học bằng cả kiến thức và kỹ năng; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quá trình đánh giá…

Phiên họp sáng 13/5 của Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực thảo luận về chuyên đề đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong giáo dục phổ thông; chương trình làm việc cả nhiệm kỳ - Ảnh: VGP/Đình Nam
Phiên họp sáng 13/5 của Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực thảo luận về chuyên đề đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong giáo dục phổ thông; chương trình làm việc cả nhiệm kỳ. Ảnh VGP/Đình Nam.

Ông Dương Qúy Sỹ, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng nêu ý kiến: “Đối với kiểm tra, đánh giá, thứ nhất là phải dựa trên khung chuẩn, yêu cầu chuẩn theo từng cấp học, bậc học. Chúng tôi thấy là trong suốt quá trình nhiều năm nay chúng ta cứ đổi mới nhưng chúng ta không dựa vào cái chuẩn theo lứa tuổi. Như vậy liên quan tới một cái chuẩn về giáo dục của UNESCO đó là liên quan đến năng lực mà người học đạt được. Do vậy, học sinh, sinh viên chúng ta đào tạo ra về năng lực, kỹ năng thấp hơn so với khu vực. Do vậy, về hiệu quả đầu ra, sản phẩm lao động thấp hơn”.

Về chương trình làm việc của Hội đồng, Bộ GD&ĐT, Cơ quan Thường trực của Hội đồng, đã đưa ra 12 nhóm vấn đề lớn, bao gồm: Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chương trình, phương pháp dạy và học; quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo; đổi mới quản lý giáo dục và quản trị nhà trường; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường hội nhập quốc tế; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục; xây dựng xã hội học tập và văn hoá khởi nghiệp; hoàn thiện cơ chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

Theo Phó Thủ tướng, xã hội, người dân luôn rất quan tâm đến giáo dục. Trong thời đại thông tin, các vấn đề giáo dục cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, bàn bạc thấu đáo, có định hướng ra công luận, đúng theo tư tưởng đổi mới mà Nghị quyết 29-NQ/TW khoá XI đã đề ra.

"Đổi mới giáo dục là quá trình liên tục, phải phù hợp với xu thế thế giới, tính đến điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Việt Nam. Từng bước đi phải kiên trì; điều chỉnh tiến độ, cách làm nhưng kiên định xu thế, mục đích", Phó Thủ tướng lưu ý và đề nghị "xây dựng chương trình làm việc cả nhiệm kỳ của Hội đồng theo các nhóm vấn đề, có thể bổ sung, điều chỉnh theo yêu cầu thực tiễn của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, định hình những nét lớn, bảo đảm tính liên tục trong từng năm".

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Xuất khẩu rau quả tăng mạnh
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh

Hiệp hội Rau quả Việt Nam vừa công bố kim ngạch xuất khẩu rau quả đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, với sầu riêng là sản phẩm chủ lực, đạt giá trị 2,5 tỷ USD. Các loại trái cây khác như thanh long, chuối, mít và xoài cũng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu.

Bộ Công Thương: Ban hành Công điện nhằm chủ động ứng phó ảnh hưởng cơn bão số 4
Bộ Công Thương: Ban hành Công điện nhằm chủ động ứng phó ảnh hưởng cơn bão số 4

Ngày 20/9/2024, Bộ Công Thương ban hành Công điện về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó ảnh hưởng cơn bão số 4 (Soulik) năm 2024.

Bất động sản đang có nhiều tín hiệu tích cực
Bất động sản đang có nhiều tín hiệu tích cực

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản đang cho thấy dấu hiệu hồi phục với mức độ quan tâm đến bất động sản tăng lên rõ rệt so với các quý trước.

Bình Định: Các nữ chủ doanh nghiệp được đào tạo về thương mại điện tử
Bình Định: Các nữ chủ doanh nghiệp được đào tạo về thương mại điện tử

Tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vừa diễn ra “Khóa đào tạo Thương mại điện tử (TMĐT) và Chiến lược xây dựng thương hiệu số (THS) cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ”. Gần 50 học viên là các nữ chủ DN được trang bị những kiến thức, kỹ năng về TMĐT và xây dựng THS…  

Bộ Nội vụ đồng ý nghỉ Tết 9 ngày, nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày
Bộ Nội vụ đồng ý nghỉ Tết 9 ngày, nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án nghỉ tết Nguyên đán Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất. Thời gian nghỉ kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng.

Quảng Bình trao Giấy chứng nhận cho 52 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
Quảng Bình trao Giấy chứng nhận cho 52 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Ngày 19/9, Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị nhằm tôn vinh và trao Giấy chứng nhận cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu năm 2024.