Thái Nguyên: Bỏ tiền tỷ “ôm” Lan đột biến để rồi “vỡ mộng”
Khoảng 4 - 5 năm trở lại đây, phong trào chơi lan nở rộ khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Khi nhu cầu ngày càng lớn thì việc kinh doanh lan đã trở thành một “nghề hốt bạc", nhiều tỷ phú tiền Việt xuất hiện. Trước "cơn sốt lan", không ít vụ lừa đảo đã bị lực lượng chức năng vạch trần như ở Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An,…
Ôm mộng làm giàu từ Lan đột biến, nhiều người không ngần ngại vay mượn đủ đường để 'rót' tiền vào thú chơi này để rồi cuối cùng hậu quả để lại với những người nuôi mộng làm giàu là quá lớn. Từng được biết đến với những cuộc giao dịch thổi giá tiền tỷ nhưng khi giao dịch không phải là Lan đột biến thì hệ lụy sẽ rất nặng nề.
Nếu để ý kỹ có thể nhận ra những cuộc chuyển nhượng mà cả người bán và người mua đều là một, chung công ty, chung nhóm. Các giao dich này tập trung vào chuyển nhượng những chậu Lan có mặt bông được xem là quý hiếm và cũng để hạn chế tối đa mức độ rủi ro bên cạnh giao dịch thông thường còn có cả niềm tin và uy tín của người bán. Bên cạnh đó, mục đích cũng để đẩy giá giống lên, sau đó bán giống ra thị trường cho những người chơi khác. Các giò Lan đột biến giá rất cao sẽ được mời nhiều người chơi lan đến tham dự, chứng kiến. Buổi giao dịch này được chia sẻ trên nhiều hội nhóm để nhiều người biết người bán có giống đó và sẵn sàng mua giá cao trong cuộc chuyển nhượng.
Sau một thời gian tăng giá sốc bằng những cuộc đẩy giá ảo, Lan điệp đột biến đang dần trở về giá trị thực, dù có cao hơn so với giá thị trường thời điểm 5 năm về trước nhưng đã giảm đi nhiều. Trào lưu kinh doanh và chơi Lan đột biến người cười có nhưng cũng nhiều người phải tán gia bại sản vì thứ hoa “đột biến” giá trị vô cùng trừu tượng này.
"Cùng hội cùng thuyền”cho nhau “vỡ mộng”, ôm nợ tiền tỷ
Địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian gần đây xuất hiện rất nhiều đơn khiếu kiện, đơn tố giác tội phạm liên quan đến việc kinh doanh Lan “đột biến”.
Tiêu biểu như vụ việc của Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh (ở thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên) cho biết: Những ngày đầu "vào nghề", do chưa có kinh nghiệm về lan nên ông Quỳnh buộc phải mua lại lan của người chơi trước hàng trăm giò lan với mong muốn tìm được lan phi điệp 5 cánh trắng đột biến. Sau khi gia nhập hội nhóm của hội Lan Sông Công cũng là hội nhóm uy tín trong các giao dịch bởi các giao dịch đều có tỉ lệ thành công cao và nếu không đạt được cây ra hoa theo như mong đợi thì cũng được giải quyết ổn thỏa theo thỏa thuận của các bên. Trong quá trình sinh hoạt tại Hội, ông Quỳnh đã quen biết ông Nguyễn Văn Cần, cùng là hội viên hội Lan Sông Công, có vườn Lan kinh doanh tại nhà ở xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên (ông Cần mới đây đã bị hội Lan Sông Công khai trừ ra khỏi hội do có nhiều vi phạm).
Theo đúng thỏa thuận hợp đồng với ông Cần, tất cả hoa Lan đột biến (nhưng đều chưa nở hoa) thì đúng là cơ hội để “ôm mộng làm giàu”. Từ tháng 08/2020 đến tháng 03 năm 2021, với nhiều lần đàm phán, giao dịch ông Quỳnh đã ký hợp đồng mua của ông Nguyễn Văn Cần 32 cây Lan đột biến với số tiền năm tỷ hai trăm triệu đồng. Hai bên thỏa thuận, toàn bộ những cây Lan có giá trị trên 1 tỷ đồng đều được ông Quỳnh giao cho ông Cần chăm sóc tại vườn để đến khi ra hoa thì ông Quỳnh nghiệm thu và nhận hoa về.
Thế nhưng đến cuối tháng 05/2021, sau khi chuyển tiền và nhận cây hoa Lan, khi toàn bộ các cây Lan đã ra hoa, ông Quỳnh mới phát hiện tất cả 32 cây hoa nở đều ra không đúng hoa đột biến như hợp đồng 2 bên đã thỏa thuận (hai bên đã có biên bản xác nhận sự việc này). Đặc biệt, trong số 32 cây lan này có 11 cây Lan ông Cần đã bán cho: ông Hải 07 cây Lan (gồm 03 cây Bạch Tuyết, 03 cây Minh Châu, 01 cây Yên Thủy); ông Tuất 01 Bạch Tuyết; ông Hòa 01 cây Bạch Tuyết, 01 cây Minh Châu không đúng chủng loại Lan đột biến bị trả lại (hội Lan Sông Công đã đứng ra giải quyết trước đó và xác nhận sự việc). Điều này đồng nghĩa người bán biết chắc chắn các giò Lan này không phải giống lan đột biến từ trước.
Song ông Cần vẫn đưa số cây này bán cho ông Quynh với giá 890 triệu đồng, mà không nói cho ông Quỳnh biết không phải lan đột biến. Trong đơn tố cáo, ông Quỳnh còn đưa ra chi tiết rất đáng quan tâm là quá trình mua bán ông Cần đã có dấu hiệu của việc không trung thực.
Đi mắc núi trở lại mắc sông
Theo nội dung đơn tố cáo, tìm hiểu nội dung sự việc của phóng viên với ông Đỗ Bá Tuất phó chủ nhiệm hội Lan thành phố Sông Công, người xác nhận vào hợp đồng mua bán của ông Nguyễn Ngọc Quỳnh và ông Nguyễn Văn Cần, cho biết: Việc mua bán 32 cây Lan đột biến giữa ông Quỳnh và ông Cần, ông Tuất là người xác nhận. Không chỉ kinh doanh Lan cũng như kinh doanh các loại hàng hóa khác. Bán hàng không đúng yêu cầu thì người mua có quyền đòi lại tiền, người bán phải trả lại tiền là lẽ thường tình. Kinh doanh Lan đột biến chỉ khác là sai sót xảy ra nhiều hơn. Nhưng cách giải quyết đối với những trường hợp như thế này theo thỏa thuận khi mua bán lại rất đơn giản.
Cụ thể: Bên bán trả lại tiền cho bên mua nếu cùng xác định hoa nở không đúng cam kết. Nhưng cũng có trường hợp khi mua bán có thêm cam kết khác như: Phạt hợp đồng, yêu cầu trả tiền theo giá thị trường tại thời điểm thanh lý hợp đồng (giá Lan lên cao thì phải trả thêm tiền, giá Lan giảm thì trừ lại vào tiền gốc...). Trường hợp mua bán giữa ông Cần và ông Quỳnh ở hợp đồng này không có cam kết khác thì ông Cần chỉ trả lại tiền gốc cho ông Quỳnh là xong?.
Sau sự việc ông Quỳnh đã rất nhiều lần tìm gặp ông Cần để yêu cầu thanh lý hợp đồng và xin lại số tiền 5 tỷ hai trăm triệu đồng ông Quỳnh đã trả cho ông Cần khi mua hàng. Nhưng ông Cần luôn trốn tránh trách nhiệm thanh toán lại số tiền này. Trắng trợn hơn nhiều lần ông Cần còn thách thức ông Quỳnh đưa sự việc này ra pháp luật giải quyết?
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh (ở thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên) đã làm đơn tố cáo ông Nguyễn Văn Cần (xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 5 tỷ đồng của ông đến Công an tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan thông tin đại chúng nhờ làm rõ và xử lý nghiêm hành vi lừa đảo này trước pháp luật.
Theo đơn tố cáo của ông Quỳnh: việc mua bán của ông Quỳnh và ông Cần có thể hiện việc gian lận thương mại của ông Nguyễn Văn Cần như mang 11 cây người ta trả lại vì không đúng Lan đột biến bán lại cho ông Quỳnh là gian dối, thiếu trung thực. Hơn nữa sau khi 2 bên đã xác nhận toàn bộ 32 cây Lan ông Quỳnh mua của ông Cần đều không đúng với giao kèo của hợp đồng mua bán là Lan đột biến mà bên bán vẫn không trả lại tiền cho bên mua, còn thách thức pháp luật thì không còn được coi là việc mua bán thông thường nữa.
Trong khi đó, vườn Lan của ông Nguyễn Văn Cần xảy ra những chuyện như thế này không phải là lần đầu và không chỉ với riêng ông Quỳnh mà đã xảy ra với nhiều người khác nữa nên cần phải đưa sự việc này ra cơ quan pháp luật để giải quyết, lấy lại niềm tin cho những người yêu Lan và kinh doanh ngành Lan.
Để góp phần giữ an ninh, trật tự ở địa phương rất mong các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra sự việc có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được qui định tại khoản 4 điều 174 BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017. Nếu có, cơ quan điều tra cần khởi tố vụ án để điều tra làm rõ.
H.C.L
Tin mới
Sửa đổi, bổ sung thẩm quyền trong nhập và xuất hàng dự trữ quốc gia
Tại dự thảo 1 luật sửa 7 luật, trong đó đối với Luật Dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi, bổ sung 2 nhóm chính sách chính liên quan đến thẩm quyền trong việc nhập - xuất hàng dự trữ quốc gia. Điều này, sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực thi Luật Dự trữ quốc gia.
TP. Hồ Chí Minh: Đã có gần 20.000 trẻ từ 1-5 tuổi được tiêm bổ sung vaccine sởi
Trong 10 ngày đầu của chiến dịch (từ ngày 31/8 - 9/9), đã có 19.821 trẻ từ 1 đến 5 tuổi được tiêm vaccine sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% trên tổng số 60.733 trẻ thuộc diện tiêm.
Vĩnh Phúc báo động số II trên sông Hồng tại địa phận các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Vĩnh Phúc ra lệnh báo động II trên sông Hồng cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc.
Người dân, Đắk Lắk hỗ trợ lũ lụt miền Bắc do Bão yagi số 3 gây ra
Người dân, học sinh tỉnh Đắk Lắk mang hàng trăm thùng hàng nhu yếu phẩm, thuốc… cùng tấm lòng mong người dân miền Bắc vượt qua lũ lụt, trở lại cuộc sống thường nhật.
Doanh nghiệp bảo hiểm gấp rút bồi thường, chi trả thiệt hại do bão số 3
Trước những thiệt hại về người và tài sản của khách hàng sau cơn bão số 3, các doanh nghiệp bảo hiểm đang nỗ lực rà soát, hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục bồi thường.
Toyota sẽ giảm sản xuất ôtô điện xuống 33%
Nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đã hạ thấp mục tiêu về ôtô điện, tuyên bố rằng họ sẽ đạt 1 triệu xe điện vào năm 2026, tức là giảm 33%.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường