Sửa đổi, bổ sung thẩm quyền trong nhập và xuất hàng dự trữ quốc gia
Tại dự thảo 1 luật sửa 7 luật, trong đó đối với Luật Dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi, bổ sung 2 nhóm chính sách chính liên quan đến thẩm quyền trong việc nhập - xuất hàng dự trữ quốc gia. Điều này, sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực thi Luật Dự trữ quốc gia.
Đề xuất thẩm quyền quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ
Cụ thể, dự thảo luật tập trung vào 2 nhóm chính sách:
Đối với nhóm chính sách bổ sung cơ chế cho phép Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất hàng dự trữ quốc gia phục vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước, mục tiêu nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi Luật Dự trữ quốc gia;
Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện xuất hàng dự trữ quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định tại Điều 35 Luật Dự trữ quốc gia theo hướng cho phép Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống “Phục vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước”.
Đồng thời, bổ sung Khoản 2 Điều 35 theo hướng trường hợp xuất hàng dự trữ quốc gia phục vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước, Bộ Ngoại giao có văn bản đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất phân cấp thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia. Cụ thể, dự thảo bỏ quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp.
Dự thảo cũng bỏ quy định Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp; bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn Thủ tướng Chính phủ trong việc quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất bỏ Điểm b Khoản 2 Điều 12; bỏ Điểm 1 Khoản 1 Điều 13 và bổ sung Điểm d Khoản 2 Điều 13 Luật Dự trữ quốc gia theo hướng bổ sung thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ trong việc quyết định ngân sách trung ương bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp.
Đảm bảo cải cách hành chính
Lý giải cho đề xuất này, cơ quan soạn thảo cho rằng, tại Điều 12 Luật Dự trữ quốc gia hiện hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quốc hội có nhiệm vụ, thẩm quyền quyết định mức phân bổ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hàng năm; Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ quyết định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hàng năm và quyết định ngân sách trung ương mua hàng dự trữ quốc gia xuất cấp.
Thực tế từ năm 2013 đến 2030, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương hàng năm để mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp.
Song, quy trình trình cấp thẩm quyền quyết định còn qua nhiều cấp, mất nhiều thời gian, trong khi các mặt hàng dự trữ quốc gia mua bù thường theo thời vụ, việc bổ sung kinh phí chưa kịp thời khiến công tác triển khai kéo dài, không kịp thực hiện cho năm kế hoạch, nên phải chuyển dự toán sang năm sau.
Mặt khác, Điều 7 của Luật Dự trữ quốc gia cũng quy định về nguyên tắc hàng dự trữ quốc gia phải được bù lại kịp thời sau khi xuất cấp. Do vậy, việc bố trí ngân sách trung ương mua bù là hoàn toàn phù hợp và là điều kiện cần thiết.
Theo Bộ Tài chính, nhiều năm qua ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia được bố trí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương. Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP, việc quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định và định kỳ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Như vậy, việc quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia là không cần thiết, không phù hợp với đặc thù hoạt động của dự trữ quốc gia.
Để đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, tính kịp thời và thuận lợi cho thực hiện các quy trình, thủ tục về hoạt động dự trữ quốc gia, thì cần thiết phải phân cấp, thẩm quyền quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia cho Thủ tướng Chính phủ.
Việc quy định thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ quyết định kinh phí mua bổ sung, mua bù hàng dự trữ quốc gia sẽ làm giảm bớt phát sinh về thủ tục hành chính cho cơ quan của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc xem xét, trình phê duyệt bổ sung kinh phí mua hàng bổ sung, mua bù hàng dự trữ quốc gia.
H. Thủy (Nguồn: )
Tin mới
Sửa đổi, bổ sung thẩm quyền trong nhập và xuất hàng dự trữ quốc gia
Tại dự thảo 1 luật sửa 7 luật, trong đó đối với Luật Dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi, bổ sung 2 nhóm chính sách chính liên quan đến thẩm quyền trong việc nhập - xuất hàng dự trữ quốc gia. Điều này, sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực thi Luật Dự trữ quốc gia.
Vĩnh Phúc báo động số II trên sông Hồng tại địa phận các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Vĩnh Phúc ra lệnh báo động II trên sông Hồng cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc.
Người dân, Đắk Lắk hỗ trợ lũ lụt miền Bắc do Bão yagi số 3 gây ra
Người dân, học sinh tỉnh Đắk Lắk mang hàng trăm thùng hàng nhu yếu phẩm, thuốc… cùng tấm lòng mong người dân miền Bắc vượt qua lũ lụt, trở lại cuộc sống thường nhật.
Doanh nghiệp bảo hiểm gấp rút bồi thường, chi trả thiệt hại do bão số 3
Trước những thiệt hại về người và tài sản của khách hàng sau cơn bão số 3, các doanh nghiệp bảo hiểm đang nỗ lực rà soát, hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục bồi thường.
Toyota sẽ giảm sản xuất ôtô điện xuống 33%
Nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đã hạ thấp mục tiêu về ôtô điện, tuyên bố rằng họ sẽ đạt 1 triệu xe điện vào năm 2026, tức là giảm 33%.
TP HCM: Đến 2030 logistics được định vị là ngành có vị trí, vai trò quan trọng
Theo kế hoạch của UBND TP HCM, đến 2030, logistics được định vị là ngành có vị trí, vai trò quan trọng trong kinh tế địa phương và từng bước tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường